Khám phá Chùa Ông Hội An – Tìm hiểu lễ hội Miếu Quan Công

Chùa Ông Hội An – Ngôi chùa linh thiêng với niên đại hơn 400 năm, độc đáo trong kiến trúc và các câu chuyện xung quanh. Nơi đây không chỉ hút khách du lịch quốc tế mà còn là niềm tự hào của bao người con đất Việt về các giá trị văn hóa xứ Hội xưa. Hãy cùng Tour Đà Nẵng khám phá chi tiết hơn về điểm đến văn hóa, lịch sử này nhé!

Giới thiệu đôi nét về Chùa Ông Hội An

Trước khi đi chi tiết khám phá Chùa Ông Hội An, hãy cùng chúng tôi điểm qua những vài nét về ngôi chùa linh thiêng này nhé!

Địa chỉ đến Chùa Ông Hội An

Chùa Ông Hội An hay còn được gọi là Quan Công Miếu. Ngôi chùa này được xây dựng ở đường Trần Phú, ngay trong trung tâm phố cổ Hội An. Bởi vì sở hữu được vị trí đắc địa này nên việc di chuyển tới chùa của các du khách thường rất tiện lợi và dễ dàng. Địa chỉ cụ thể của chùa Ông là 24 Trần Phú, phường Cẩm Châu, Hội An.

Nếu bạn đi từ Đà Thành đến chùa cổ này thì có thể chạy xe máy, taxi hoặc thuê ô tô nhé! Trường hợp thích tự do thì xe máy là lựa chọn tốt nhất. Trong trường hợp bạn không rành lái xe và muốn giá di chuyển mềm hơn thì có thể chọn bus nhé! Khá nhiều tuyến đường để bạn di chuyển từ Đà Thành xuống chùa Ông. Trong số đó, tuyến đường biển qua Võ Nguyên Giáp là lựa chọn tối ưu nhất.

Chùa Ông nằm gần với nhiều địa điểm du lịch ở phố cổ Hội
Chùa Ông nằm gần với nhiều địa điểm du lịch ở phố cổ Hội

Xuất phát từ trung tâm phố cổ Hội An thì bạn có thể tới đường Cửa Đại, Trần Hưng Đạo. Sau đó, rẽ trái vào đường Nguyễn Huệ. Chạy xe khoảng thêm 240m nữa, nhìn sang trái bạn sẽ thấy hình ảnh chùa Ông. Quãng đường này dài chưa đến 1km. Vậy nên, bạn chỉ cần tốn 3 – 5 phút là tới. 

Nếu di chuyển từ trung tâm phố cổ thì bạn nên thuê xe đạp nhé! Giá thuê là 40.000 VNĐ/xe/ngày.

Xem thêm: Chùa Phước Lâm Hội An | Góc sống ảo triệu like giữa lòng Hội An

Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử Chùa Ông Hội An

Dựa theo các tài liệu lịch sử thì chùa Ông Hội An được khởi công xây dựng vào năm 1653 của thế kỷ 17. Lúc này, giao thương, buôn bán ở phố Hội vô cùng hưng thịnh. Có thể nói, thương cảng Hội An đã trở thành nơi mà giao thương trên khắp thế giới hội tụ về.

Chùa Ông có niên đại trăm năm
Chùa Ông có niên đại trăm năm

Ngày đó, Hội An được nhận xét là thương cảng quốc tế lớn và sầm uất bậc nhất. Tất cả các thuyền buôn từ nhiều nước khác nhau trên thế giới đều tập trung về đây để giao lưu, buôn bán cũng như trao đổi hàng hóa. Trong số đó, có khá nhiều thương nhân người Hoa đã di chuyển đến sinh sống và định cư ở phố Hội.

Khi xác định sống lâu dài ở đây, người Hoa đã góp công, góp của để xây dựng nên các ngôi chùa. Đồng thời, họ cũng xây dựng các hội quán lớn nhỏ. Mục đích ban đầu là làm nơi sinh hoạt cho cộng đồng. Do vậy, chùa Ông Hội An cũng mang đậm nét kiến trúc của người Trung Hoa.

Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Ông Hội An đã được tu sửa qua 6 lần. Mặc dù các đường nét kiến trúc có phần bị mờ nhạt nhưng tổng thể vẫn giữ được hồn cốt xưa. Vào năm 1991, chùa đã được công nhận là Di tích lịch sử và văn hóa cấp Quốc gia.

Chùa Ông cũng được xem là trung tâm tín ngưỡng của xứ Quảng. Nơi đây, nhiều thương nhân vẫn thường xuyên lui tới và cầu nguyện vận may. Hiện tại, chùa còn được liệt kê vào danh sách các địa điểm du lịch Hội An độc đáo nhất.

Chùa Ông thờ ai?

Chùa Ông thờ Quan Vân Trường. Được biết đây là một vị tướng vô cùng tài ba dưới thời Tam Quốc. Ông được người dân miêu tả là một hình mẫu sống cao cả, đầy đủ các đức tính Nghĩa – Trung – Tín – Dũng. Họ thờ phụng ông để kính trọng, ca tụng nghĩa khí và tiết trung liệt của ông. Đồng thời nhắc nhở rằng, con cháu cần phải học tập và noi theo tấm gương này!

Chùa Ông thờ vị tướng Quan Công
Chùa Ông thờ vị tướng Quan Công

Tham quan chùa Ông Hội An – Hội quán Nghĩa An

Rất nhiều du khách khi đặt chân đến chùa Ông Hội An đã phải ngỡ ngàng về kiến trúc của chùa. Đồng thời, họ cũng dành nhiều sự quan tâm đến các hoạt động văn hóa nơi đây. 

Kiến trúc độc đáo miếu thờ Quan Công

Toàn thể chùa Ông Hội An gồm có 4 tòa nhà, 2 tả hữu, 1 tiền sảnh cùng với 1 chính điện. Tất cả các công trình kiến trúc này đều được làm bằng gạch nung, ngói gốm. Những chi tiết được khắc họa trên đó cũng hết sức nổi bật và tinh tế.

Tổng quan lối kiến trúc của Chùa Ông Hội An

Kiến trúc bên trong chùa rất độc đáo
Kiến trúc bên trong chùa rất độc đáo

– Bốn tòa nhà: Được xây dựng dựa theo kiểu chữ Khẩu – nét kiến trúc độc đáo của người Trung Hoa xưa. Các mái nhà của 4 tòa nhà này đều được lợp theo kiểu mái ống. Bên trên chúng có tráng một lớp men màu. Phần nóc của nhà có gắn hoa chanh đắp rồng. Giữa các cột chèo giao nhau bằng nhiều mảnh sứ trắng. Nhìn vô cùng công phu, tỉ mẫn và đẹp mắt.

– Cổng chính và tiền sảnh: Bước đến hội quán, điều đầu tiên bạn nhìn thấy chính là cổng chùa. Cổng gây ấn tượng cực mạnh với phần đuôi rồng được chạm khắc uốn lượn giữa trời xanh. Bước qua cổng chính, bạn sẽ thấy một lối nhỏ dẫn vào tiền sảnh. Tiền sảnh của chùa khá rộng và được vệ sinh mỗi ngày. Ở trong tiền sảnh có rất nhiều khí cổ được đặt. Nổi bật trong số đó là hình ảnh chiếc chuông đồng, trống gỗ có niên đại từ thời vua Bảo Đại.

– Khu Chánh điện: Đây là khu vực để lại nhiều ấn tượng nhất với các du khách. Ở chính điện có một bức tượng Quan Vân Trường. Bên cạnh đó còn đặt tượng Quan Công, Linh Thương và Quan Bình. Bên trái còn có tượng ngựa trắng cao lớn uy nghiêm. 

Lễ hội tại chùa Ông Hội An

Tại chùa Ông Hội An thường xuyên diễn ra các lễ hội độc đáo. Có thể kể đến một vài ngày lễ lớn và sôi động nhất là:

  • Lễ hội đầu xuân: Vào dịp đầu xuân, các du khách đặt chân đến chùa sẽ được hòa mình trong không khí ngày hội. Đại đa số mọi người đến đây đều sẽ dâng hương, cầu nguyện bình an, may mắn. Các bạn có thể xin tờ Xuân liên để cầu cho tháng năm yên bình, tiền bạc rủng rỉnh. Hoặc bạn cũng có thể viết lời cầu nguyện của bản thân vào tờ giấy nhỏ và treo giữa các khoanh hương ở chùa. Vào ngày lễ này, người dân đề cao tấm lòng thành và đặt tâm tư vào trong các lễ vật để dâng lên vị thần.
  • Lễ hội vía Ông: Ngày lễ này được tổ chức vào 16 tháng giêng âm lịch hàng năm.
  • Vào ngày 24/6 âm lịch ở chùa lại có ngày hội Vía Quan Hiển Thành. 
Lễ vía chùa Ông được tổ chức hằng năm
Lễ vía chùa Ông được tổ chức hằng năm

Tất cả những ngày lễ này đều mang ý nghĩa tín ngưỡng vô cùng lớn. Người dân phố Hội ai nấy đều chờ mong và tham gia đầy đủ. Họ cho rằng, đó đều là những dịp tốt lành để thể hiện sự biết ơn, lòng thành kính của bản thân và cầu mong tháng năm thuận hòa.

Lưu ý gì khi tham quan chùa Ông ở Hội An?

Ngoài những thông tin về lịch sử, văn hóa, kiến trúc của chùa Ông Hội An, Tour Đà Nẵng muốn nhắc nhở bạn đôi điều khi ghé thăm điểm đến này như sau:

  • Chùa Ông Hội An là địa điểm tham quan văn hóa, lịch sử. Tuy nhiên, đây cũng đồng thời là nơi thờ cúng linh thiêng. Vậy nên, khi ghé thăm, du khách nên thể hiện sự lịch sử và ý tứ của bản thân. Nghĩa là, bạn nên mặc những trang phục kín đáo, gọn gàng. Lớp make up chỉ nên dừng lại ở mức nhẹ nhàng, không nên tô quá đậm. Hơn nữa, khi tham quan, hãy nói nhỏ nhẹ và hạn chế đùa giỡn, mất trật tự nhé!
  • Ở chùa Ông cũng đề ra một số quy định chung. Do đó, các bạn nên có sự tìm hiểu nhất định và tuân thủ các quy định nhé!
  • Tuyệt đối không sờ tay vào các hiện vật cổ trong chùa.
  • Nên tránh việc vẽ bậy hay tác động vật lý khiến cho các hiện vật bị hư hỏng và mất giá trị mỹ quan.
  • Vào các thời điểm du lịch phát triển, lượng khách ghé thăm chùa sẽ vô cùng lớn. Tình trạng trộm cắp lúc này sẽ rất khó để kiểm soát. Vậy nên, các du khách nên tự ý thức bảo quản tư trang cá nhân.
  • Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn lịch sử của ngôi chùa này, hãy thuê hướng dẫn viên nhé!

Cận kề với chùa Ông có nhà cổ Hội An, hội quán Hải Nam, Triều Châu, Phúc Kiến… Bạn cũng nên sắp xếp thời gian để khám phá các công trình cổ này nhé!

Tổng Kết

Chùa Ông Hội An với hơn 400 năm tuổi nay vẫn sừng sững giữa đất trời phố Hội. Đồng thời là điểm đến yêu thích của các bạn có niềm đam mê lịch sử, văn hóa và kiến trúc cổ xưa. Để không mất nhiều thời gian di chuyển và hiểu sâu hơn về ngôi chùa, bạn có thể tham khảo việc đi theo Tour Hội An giá tốt nhé!

Rate this post
Bài viết liên quan