Nhắc đến phố Hội, tin rằng ai cũng nghĩ về hình ảnh đèn lồng Hội An rực rỡ ở khắp các con đường đúng không? Cùng Tour Đà Nẵng tìm hiểu chi tiết về văn hóa đèn lồng cũng như cách để làm nên một chiếc đèn khó thế nào nhé!
Tìm hiểu văn hóa Đèn Lồng Hội An
Đèn lồng xuất hiện ở phố Hội vào khoảng cuối thế kỷ 16. Văn hóa đèn lồng được đưa đến bởi những người Trung Hoa lần đầu đến phố Hội để trao đổi buôn bán, lập nghiệp và định cư lâu dài. Cho đến thời điểm này, nghề làm đèn lồng ở phố Hội đã có tuổi đời lên đến 400 năm.
Người có công đầu tiên trong nền văn hóa này là nghệ nhân Huỳnh Văn Ba. Ông đã phục chế cũng như chịu trách nhiệm tạo dáng lại đèn lồng. Ông cũng đã được Chính phủ Nhật thời xưa mời về giới thiệu cách làm lồng đèn.
Người dân phố Hội vẫn luôn chia sẻ rằng, đèn lồng ở đây biểu tượng cho con người và thể hiện sự tỏa sáng. Khi cúng dường, đèn lồng được đặt ngay ở điện thờ mang ý nghĩa là đặt mình dưới sự bảo vệ của các thần linh vô hình.
Ngoài ra, mỗi chiếc đèn lồng với các gam màu khác nhau sẽ mang những ý nghĩa biểu tượng riêng biệt. Ví dụ như đèn sắc đỏ tượng trưng cho sự may mắn và nét sung túc của gia đình.
Ở Hội An, các điểm đến để bạn check in cũng như tìm hiểu rõ về văn hóa đèn lồng là:
- Phố cổ
- Các chùa ở Hội An
- Ghé thăm công viên Vinpearl Nam Hội An
Hướng dẫn quy trình tạo ra một chiếc Đèn Lồng Phố Hội
Dựa theo chia sẻ của nhiều nghệ nhân thì quá trình làm ra đèn lồng Hội An không quá phức tạp. Thế nhưng, bạn cần phải có kiến thức, sự kiên trì, cần mẫn và một chút khéo tay. Có như vậy mới tạo hình được chiếc đèn ưng ý, đẹp mắt.
Lựa chọn kiểu đèn lồng
Khi dạo phố cổ Hội An bạn sẽ bắt gặp các cửa hàng bày bán nhiều loại hình đèn lồng. Ví dụ như đèn lồng tròn, đèn hình thùng, quả đu đủ, hình dù thậm chí là hình em bé….
Ngoài những kiểu đèn lồng truyền thống thì nghệ nhân hiện tại còn sáng tạo ra các mẫu mã khác nhau. Hơn thế nữa, họ còn tạo ra các loại đèn có thể gấp gọn để người dùng dễ dàng mang đi xa.
Do vậy, điều quan trọng trước tiên chính là bạn xác định rõ về kiểu đèn lồng muốn làm nhé!
Chọn lựa tre và vải bọc thích hợp
Nguyên liệu chính để tạo nên đèn lồng Hội An chính là tre và vải lụa. Tre được chọn thường là những loại tre đã già.
Tre được chẻ theo một kích thước nhất định, phù hợp với ý tưởng cũng như kiểu dáng đèn lồng của nghệ nhân định làm. Sau đó, nan tre được nấu lên và ngâm kỹ trong nước muối khoảng 10 ngày. Điều này giúp cho nan tre về sau không dễ bị mối mọt.Cuối cùng, nghệ nhân sẽ lấy nan tre ra và phơi khô trước khi vót mỏng để đan.
Đối với vải bọc, người dân phố Hội thường ưu tiên chọn lụa tơ tằm. Bởi chất vải này mang đến độ bền dài vô cùng tốt. Khi bạn căng vải bọc trên đèn sẽ không bị rách hay bục chỉ sau thời gian sử dụng.
Hơn nữa, dưới ánh sáng, màu sắc vải lụa cũng thường phản chiếu trọn vẹn nhất. Đối với màu sắc, người ta có thể linh hoạt chọn màu đỏ, vàng tươi, hồng hoặc xanh….
Tiến hành làm khung tre và bọc vải
Bước tiếp theo của quy trình làm đèn lồng Hội An là tạo khung tre và bọc vải. Dựa theo chia sẻ của các nghệ nhân thì đây là công đoạn khó nhất. Người tạo khung tre và bọc vải nhất thiết phải khéo tay, cẩn thận.
Sự lành nghề của mỗi nghệ nhân sẽ được thể hiện ở các khung sườn khác nhau. Trước tiên, các nan tre sẽ được sắp xếp gắn vào bên trong 2 vòng gỗ. Tác dụng của việc này chính là định hình lại khung của đèn. Sau đó, người ta sẽ kết nối chúng với nhau bằng sợi dây dù.
Sau khi định hình xong khung tre, nghệ nhân sẽ bọc lụa lên đèn. Để sản phẩm trông tinh tế và thẩm mỹ hơn nhiều lần, họ thường chủ động cắt bỏ phần vải dư thừa. Sau đó, ẩn các mép vải vào bên trong sao cho khéo léo và nhìn đẹp mắt nhất.
Vẽ trang trí
Công đoạn này thường đòi hỏi một chút khả năng hội họa ở người làm đèn lồng. Người vẽ sẽ biến tấu với nhiều cách trang trí khác nhau. Ví dụ như thêu ren cùng với các biểu tượng. Vẽ lên đèn di tích lịch sử và các điểm đến đẹp mắt ở phố Hội. Cuối cùng, họ sẽ gắn phần chuôi vào đèn để hoàn thiện lại sản phẩm.
Bằng sự cần cù cũng như tư duy sáng tạo, các nghệ nhân hiện tại luôn có sự trăn trở làm thế nào để làm mới đèn lồng. Ví dụ như sử dụng nhiều loại nguyên liệu mới, có tính thân thiện, gần gũi hơn vào quá trình tạo đèn. Các nguyên liệu được dùng nhiều như mây, sắt, gỗ, vải hoa cùng với một vài loại sợi nhân tạo để đan, bọc đèn… Điều đó càng làm cho các loại đèn ở phố Hội ngày càng đa dạng và trông bắt mắt hơn.
Review các mẫu Đèn Lồng tại Hội An đẹp mê mẩn lòng người
Đèn lồng Hội An có rất nhiều kiểu dáng. Bạn có thể tìm thấy những chiếc đèn mang dáng tròn, bát giác, lục giác, củ tỏi, bánh ý và cả hình ô dù… Ngoài ra còn có cả những chiếc đèn kéo quân, hình rồng, hình cá với nhiều loại màu sắc.
Mẫu đèn lồng tại Hội An mê mẩn lòng người ở thời điểm hiện tại có:
- Đèn kim cương: Loại đèn được thiết kế hình viên kim cương, sắc nét, tạo cảm giác sang chảnh.
- Đèn đu đủ: Hình dạng của đèn hệt như một quả đu đủ chín. Người ta thường mua về để thờ trong những ngày tết đến
- Đèn Củ tỏi: Loại đèn này thường được người ta lựa chọn và mê mẩn bởi sự tinh tế trong từng chi tiết. Hình họa thân thuộc, tạo sự ấm cúng và nhẹ nhàng cho cả căn nhà của du khách.
- Đèn sắt quấn sợi: Loại đèn này được làm chủ yếu từ chất liệu sợi sắt và vải lụa. Người ta sẽ quấn sợi sắt quanh đèn và tạo nên các hình thù độc đáo. Phần chuôi đèn dài và có đính kèm các hạt cườm.
Xem ngay : Du lịch đà nẵng tự túc siêu tiết kiệm
Tổng hợp những cơ sở làm đèn lồng uy tín, chất lượng tại Hội An
Trong các Tour Hội An, nếu bạn muốn ghé thăm nơi làm đèn lồng lâu đời, đẹp và uy tín nhất, hãy đến những địa chỉ dưới đây:
Cơ sở Huỳnh Văn Ba
Đây là cơ sở sản xuất của người có công lớn với văn hóa làm đèn lồng Hội An – Huỳnh Văn Ba. Nhà nước ta trước đây đã trao bằng khen dành cho nghệ nhân ưu tú và cửa tiệm này. Cuộc đời của nghệ nhân gắn liền với tất cả những năm tháng ông dày công suy nghĩ và sáng tạo lồng đèn ở phố Hội.
Cơ sở sản xuất đèn lồng ở chợ Hội An này có quy mô vô cùng lớn. Điều đáng chú ý hơn là có khá nhiều mẫu đèn khác nhau hiện diện ở đây. Bạn có thể thấy như đèn lồng vải, lồng mây hay những loại đèn truyền thống.
Du khách ghé đến cơ sở sản xuất đèn lồng này không đơn giản là chiêm ngưỡng toàn bộ quá trình sản xuất. Thêm vào đó, bạn còn có thể tự mình trải nghiệm việc làm đèn lồng dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân tại cơ sở.
Địa chỉ: 54 Nguyễn Minh Khai, Tp Hội An
Cửa tiệm Hà Linh
Muốn check in Hội An với cơ sở làm đèn lồng nức tiếng đừng quên ghé thăm Hà Linh. Đây là một địa chỉ chuyên sản xuất các loại đèn lồng ở phố Hội. Cơ sở này được xây dựng vào năm 1999 và có một đội ngũ nghệ nhân tay nghề cao, khéo léo.
Không chỉ cung cấp đèn lồng trong nước. Hà Linh còn là cơ sở đầu tiên thực hiện các biện pháp đưa văn hóa làm đèn lồng Hội An vươn tầm thế giới. Sản phẩm đèn lồng Hội An được làm bởi cơ sở trước nay đã được ban giấy phép lưu hành rộng rãi. Du khách có thể vào trải nghiệm và tận mắt chứng kiến cả quy trình sản xuất đèn lồng.
Địa chỉ: 72 Trần Nhân Tông, P Cẩm Châu
Cơ sở đèn lồng Việt
Nhắc đến danh sách nơi sản xuất, làm lồng đèn Hội An nổi bật không thể bỏ sót địa chỉ này. Cơ sở này đã trải qua 15 năm trên con đường đưa các sản phẩm lồng đèn đẹp đến với du khách. Thương hiệu đèn lồng Việt được ngợi ca bởi các mẫu mã đẹp, chất lượng cao lại mang ý nghĩa về văn hóa độc đáo. Trải nghiệm đặc biệt lại cơ sở sản xuất này chắc chắn sẽ giúp bạn khó quên về sau. Vì thế, trong hành trình du lịch Hội An bạn đừng bỏ lỡ cơ hội đến đây nhé!
Địa chỉ: Số 1 Hoàng Văn Thụ, Hội An
Cơ sở sản xuất đèn lồng Hội An ngày Tết
Địa chỉ này chuyên cung cấp các mẫu đèn lồng Hội An vào dịp lễ, tết. Với thâm niên hơn 20 năm hình thành và phát triển, cơ sở này đã mang đến rất nhiều giá trị văn hóa tuyệt vời. Điều đó khiến cho các du khách trong và ngoài nước hài lòng.
Cơ sở sản xuất này nằm ngay trong lòng phố cổ Hội An. Nơi đây cung cấp nhiều chiếc đèn lồng được đan từ tre và phủ bởi một lớp vải lụi Hà Đông. Điều này mang đến cho du khách những giá trị tinh thần cao đẹp.
Địa chỉ: 57 Bà Triệu, Hội An
Đèn lồng Long Vỹ
Long Vỹ sở hữu một lượng lớn các nghệ nhân lâu đời, sáng tạo và khéo léo. Tiệm cũng đã có hơn 20 kinh nghiệm trong việc làm và phân phối đèn lồng. Long Vỹ cung cấp rất nhiều loại lồng đèn Hội An cho khách trong và ngoài nước. Sản phẩm tại cơ sở này luôn có nét tinh xảo và đạt đến giá trị thẩm mỹ cao nhất.
Đèn lồng Long Vỹ có thể dùng để bàn, dán tường, treo cửa. Thậm chí, bạn có thể mua đèn lồng dạng gấp để đưa về nơi xa làm quà. Tại Long Vỹ đèn lồng có thể được làm từ chất liệu đá, gỗ, vải, tre…
Địa chỉ: 06 Phan Chu Trinh, Tp Hội An
Chi tiết về đèn lồng Hội An cũng như những điểm dừng chân bạn nên đến đã được update ở trên. Tin rằng, bạn đã note lại những thông tin quan trọng và sẵn sàng cho một chuyến đi tuyệt nhất nhé!
Xem thêm:
Giá vé tham quan phố cổ Hội An bao nhiêu tiền, mua ở đâu khuyến mãi?