Đầm Chuồn Huế mang trong mình nét đẹp bình yên, thơ mộng ở mảnh đất kinh kỳ. Khu đầm “đốn tim” du khách này nằm trong hệ thống đầm phá Tam Giang rộng lớn và hiện đang là điểm check in, nghỉ dưỡng yêu thích của các bạn trẻ.
Giới thiệu Đầm Chuồn Huế
Đầm Chuồn Huế có diện tích lên đến 100 ha. Xung quanh đầm là các mặt nước mênh mông, nhiều con thuyền đang lướt nhẹ và cả những chắn sáo, nhà chồ độc đáo. Nhà chồ theo lý giải của người dân nơi đây là các ngôi nhà được dựng từ tre lồ ô, diện tích rộng 5m2. Nhà là nơi sinh hoạt của ngư dân và cũng là nơi để khách du lịch ăn uống, ngắm sao khi đến Đầm Chuồn.
Có dịp đi tour Huế, các bạn đừng quên ghé thăm đầm Chuồn. Khung cảnh và cuộc sống bình dị của người dân nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn thảng thốt và không muốn trở về phố thị.
Đầm Chuồn ở đâu? Đường về Đầm Chuồn Huế
Đầm Chuồn Huế Huế nằm trong địa phận cùng tên, thuộc huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Khoảng cách từ Đầm Chuồn đến trung tâm cố đô là 15km. Thời gian di chuyển khoảng tầm 30 – 45 phút. Tuyến đường chạy dọc trung tâm và được đổ nhựa nên khá dễ tìm và dễ đi.
Đầm Chuồn ở đâu? Đường về Đầm Chuồn Huế
Để đến được Đầm Chuồn ở Huế các bạn có thể đi theo các cách thức sau:
- Chạy xe máy, ô tô, taxi: Từ trung tâm phố Huế, bạn chạy xe dọc theo đường Hoàng Hoa Thám, rẽ phải vào đường Lê Lợi chạy thẳng đến đường Nguyễn Sinh Cung. Từ đây bạn chạy theo hướng đến biển Thuận An, đường 49B. Sau đó, rẽ phải vào đường Triệu Việt Vương. Chạy khoảng 550m nữa bạn sẽ tới được đầm Chuồn.
- Xe bus: Nếu bạn không có phương tiện cá nhân và không thích lái xe thì có thể bắt bus để đến đây. Từ trung tâm Huế Bạn hãy bắt xe chạy bus chạy thẳng đến điểm dừng đầm Chuồn nhé! Đi bus vừa giúp bạn tiết kiệm kinh phí, vừa an toàn. Điểm trừ duy nhất là tốn thời gian của bạn.
Thời điểm lý tưởng để khám phá Đầm Chuồn ở Huế
Dựa theo kinh nghiệm của nhiều phượt thủ du lịch Huế tự túc thì các bạn nên đến đầm Chuồn vào bất cứ thời điểm nào có thời gian. Bởi mỗi một mùa, đầm Chuồn Huế lại khoác lên mình bộ váy mới. Nó có những nét đẹp riêng, cuốn hút ánh nhìn của mọi người và khiến ai cũng ngẩn ngơ, say đắm.
Không chỉ vậy, vẻ đẹp của đầm còn thay đổi theo các thời khắc trong ngày. Sáng sớm, khi bình minh lên, các bạn sẽ thấy hình ảnh mặt trời tròn trịa từ phía xa xa. Nó hiện lên với sắc cam và nhàn nhạt chiếu rọi các tia nắng xuống nước trông vô cùng bình yên. Chiều đến, hoàng hôn dần khuất dạng, đầm Chuồn lại mang trên mình nét đẹp mát mẻ, thơ mộng khiến bạn thêm phần yêu thiên nhiên hơn.
Dù vậy, nhiều người vẫn cho biết, thời điểm đẹp nhất để bạn khám phá Đầm Chuồn là vào tháng 4 – tháng 7. Đây là khoảng thời gian mà người dân bắt đầu thu hoạch hải sản và có những hoạt động sinh sống nổi bật. Tháng 7 ở đầm Chuồn còn có lễ hội rước Tổ làng Chuồn vô cùng vui vẻ, đặc sắc. Vì thế, nếu đi vào khoảng thời gian này chắc chắn sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm tuyệt vời hơn.
Đến du lịch Đầm Chuồn Huế, khám phá những gì thú vị?
Đầm Chuồn đã góp phần tạo nên phong vị cố đô. Ghé thăm nơi đây, du khách sẽ có vô vàn các trải nghiệm tuyệt vời, điển hình như:
Khám phá vẻ đẹp hoang sơ nhưng thơ mộng tại Đầm Chuồn
Khung cảnh bạn nhìn thấy ở đầm Chuồn là các đầm phá trải dài. Không gian ở đây vô cùng yên bình, mát lành và có hương vị của biển cả trong từng làn gió thoảng qua. Dù bạn đứng ở bất cứ vị trí nào trong đầm đều có thể phóng tầm mắt ra xa và nhìn ngắm không gian mênh mông của mặt đầm.
Hiện lên xung quanh đầm phá là những ngôi nhà chồ nhỏ xinh và các chiếc cọc chắn lối độc đáo. Nó giống như những nét chấm phá vô cùng độc đáo của bức tranh hoang sơ bình dị đầm Chuồn. Ngồi ở những dãy nhà chồ giữa đầm, bạn sẽ thích mê và muốn được ở lại đây nhiều hơn.
Khi chán ở các ngôi nhà chồ, du khách có thể bước chân lên đò và trả trôi giữa dòng nước. Cảm giác được thả mình lênh đênh trên chiếc đò, ngắm nhìn sông nước mây trời và tận hưởng âm thanh rì rào xung quanh chắc chắn sẽ giúp bạn thư thái, cân bằng cảm xúc vô cùng hiệu quả.
Ghé thăm đầm Chuồn, du khách cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng rất nhiều cảnh đẹp 2 bên bờ như gà đá bạc, cửa tư hiền, đình làng An Truyền, chùa Tùy Vân…
Ngắm hoàng hôn và bình minh trên Đầm Chuồn
Đây chắc chắn là những trải nghiệm mà du khách không nên bỏ lỡ khi đến đầm Chuồn Huế. Sáng sớm ban mai, khi mặt trời dần lên cao, từng tia nắng chiếu rọi xuống mặt nước lung linh và mang theo muôn vàn sắc màu. Lúc đó, bạn sẽ thấy cả vùng đầm phá giống như được thắp sáng vậy. Cả một vùng đầm tựa như bức tranh được dát vàng, vừa lấp lánh, lung linh lại hết sức đắt giá.
Chiều về, khi hoàng hôn buông xuống sắc tím đỏ sẽ nhuộm khắp bầu trời đầm Chuồn. Lúc này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh với sắc màu chủ đạo là tím đỏ. Chúng vừa có chút rực rỡ, lãng mạn lại vừa mang chút gì đó thanh bình. Hứa hẹn rằng, đây là một background siêu xịn để bạn tạo nên những bức hình triệu tim.
Sáng sớm và lúc chiều tà cũng là thời điểm mà ngư dân ở đây đi thả lưới, đánh bắt cá. Vì thế, bạn cũng sẽ được chiêm ngưỡng một bức tranh mua bán, đánh bắt nhộn nhịp ở đầm Chuồn. Cảm giác và khung cảnh này chắc chắn bạn sẽ không tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Vì thế, đừng quên thả mình, tận hưởng những điều tuyệt vời mà nơi đây mang lại nhé!
Check-in sống ảo cực chất với khung cảnh đẹp mê
Mỗi một thời điểm trong ngày, đầm Chuồn Huế lại được khoác trên mình chiếc váy mới. Đẹp nhất là vào lúc hoàng hôn và bình minh. Chiếc váy của nó được thiết kế tinh xảo và tạo nên những nét đẹp vô cùng cuốn hút trong mắt du khách thập phương. Vì vậy, đây chắc chắn là thời điểm để bạn săn tấm hình đẹp nhất và đăng tải trên các phương tiện MXH.
Nếu đã check in đủ với những bức hình bình minh hoàng hôn thì du khách có thể bước lên trên những chiếc thuyền nhỏ để lấy background chụp hình mới lạ. Hoặc bạn có thể tham gia đánh bắt hải sản, câu cá trên đầm để tạo nên những bức hình tuyệt nhất.
Bên cạnh đó, các cây cầu tre nối liền các nhà chồ hay không gian trong nhà chồ cũng là những góc chụp siêu đắt giá. Vậy nên, bạn cũng đừng quên tạo dáng và chụp những bức hình mới lạ, độc đáo ở đây nhé!
Đối với những bạn trẻ thích các bức hình làm nổi bật nét đẹp lao động của người dân thì đừng quên lia máy về phía người dân khi họ đánh bắt, mua bán hải sản trên đầm. Hay bạn cũng có thể giơ máy lên để ghi lại hình ảnh người dân đang miệt mài gỡ lưới trên chiếc thuyền gỗ giữa dòng nước… Chắc hẳn rằng, sau khi đăng tải những bức hình này, bạn sẽ được khen ngợi không ngớt!
Nghe kể chuyện “loạn chày vôi” tại làng An Truyền
Làng Chuồn hay còn được gọi là Làng An Truyền. Năm xưa, làng là nơi đặt nền móng cho các cuộc khởi nghĩa có tên là “loạn chày vôi”. Các cuộc khởi nghĩa này được khởi xướng bởi Đoàn Hữu Trưng. Người này vốn là dân gốc làng Chuồn, sinh ra và lớn lên trong chính ngôi làng này.
Khi nhắc đến “loạn chày vôi”, những người lớn tuổi ở làng Chuồn vẫn luôn tự hào và khen ngợi Đoàn Hữu Trưng. Cuộc khởi nghĩa này diễn ra vào thời vua Tự Đức. Lúc đó, các chế độ phong kiến ngày càng mục nát, rườm rà và làm cho cuộc sống của người dân khốn cùng. Đứng trước cảnh đó, Đoàn Hữu Trưng với tấm lòng yêu nước, thương dân đã đứng lên khởi xướng phong trào đấu tranh chống phong kiến, giúp người dân thoát khỏi sự cơ cực.
Mặc dù, cuộc khởi nghĩa không thành công nhưng nó để lại trong lòng người dân làng Chuồn những ký ức đẹp và ấm áp nhất. Nó thể hiện rõ được sự đoàn kết dân tộc và tấm lòng yêu nước, thương dân của thanh niên Đoàn Hữu Trung cũng như người dân làng chài.
Tham gia lễ hội rước Tổ làng Chuồn
Đầm Chuồn Huế, cụ thể là làng Chuồn thường tổ chức lễ rước tổ làng Chuồn vào những ngày 15, 16, 17 tháng 7 âm lịch. Đây là lễ hội truyền thống được bảo tồn, gìn giữ và phát huy trong nhiều năm qua.
Lễ rước tổ làng Chuồn không giống với những lễ tế ở nơi khác. Lễ hội này cung nghinh 3 vị Thành Hoàng và được tổ chức vô cùng long trọng, đẹp mắt. Đám rước sẽ gồm có lỗ bộ, cờ xí, kiệu lòng cùng với sự tham gia của đông đảo người dân.
Trong lễ thường có tổng cộng 3 chiếc kiệu rước được đặt cách đều nhau. Điểm đặc biệt là mỗi năm, dân làng sẽ thay 3 chiếc kiệu rước và đổi vật thờ cúng khác nhau. Chúng tạo nên một bức tranh rực rỡ sắc màu trong các bộ lễ phục truyền thống, áo lính, cờ xí và kiệu lọng.
Đám rước lễ hội này thu hút sự tham gia của đông đảo người dân địa phương cũng như các du khách. Tất cả tạo nên một bầu không khí rộn ràng, vui tươi nhưng cũng hết mực trang nghiêm và thể hiện được tinh thần tôn kính của người dân với các vị tổ làng.
Tìm hiểu về cuộc sống của ngư dân ở Đầm Chuồn
Ghé thăm Đầm Chuồn Huế, du khách sẽ có cơ hội được trở thành ngư dân chân chính. Từ đó, tham gia và trải nghiệm cuộc sống hệt như một người bản địa đích thực. Bạn có thể thuê một căn nhà chồ, thuyền rồi theo chân người dân đi đánh bắt cá, kéo lưới…
Người dân ở Đầm Chuồn quanh năm gắn liền với nghề chài lưới. Họ lênh đênh trên sông nước và thực hiện các công việc một cách đơn giản, nhẹ nhàng nhất. Người dân ở đây luôn cần mẫn thực hiện các công việc từ 6 giờ tối đến tận sáng sớm hôm sau.
Cuộc sống mưu sinh tuy muôn phần vất vả nhưng người dân lại vui vẻ với cá tôm và ổn định cuộc sống. Họ yêu thích quê hương thanh bình và luôn mong muốn được sinh sống dài lâu trên chính mảnh đất này.
Tại sao nói Đầm Lập An Huế được ví như “tuyệt tình cốc của miền Trung”?
Đi thuyền ngắm khung cảnh yên bình và thưởng thức hải sản tươi
Theo chân người dân chèo thuyền đi đánh bắt cá, tôm cũng là một điều tuyệt vời mà bạn nên thử. Đầm Chuồn Huế có rất nhiều loại cá tôm, ốc và lươn khác nhau. Vì thế, khi chèo thuyền theo chân người dân, bạn sẽ có cơ hội biết được cách họ đánh bắt như thế nào.
Sau khi đã có thành phẩm, các bạn có thể tự thưởng cho mình bằng cách trực tiếp chế biến cá tôm và thưởng thức tại chỗ.
Hoặc bạn cũng có thể order thêm một vài món hải sản tươi ngon ở các nhà hàng gần đó. Giá bán những món này tại đầm Chuồn vô cùng hạt dẻ. Dù vậy, chúng đều được người dân chế biến công phu và chuẩn hương vị ẩm thực cố đô. Dù được thưởng thức một lần thôi cũng đủ để bạn mãi nhớ hương vị và thèm nhỏ dãi mỗi khi nhắc đến.
Ghé chợ Đầm Chuồn trải nghiệm ẩm thực độc đáo
Chợ Đầm Chuồn Huế có rất nhiều món ngon mà bạn nhất định phải thử. Những món ăn nổi tiếng ở đầm mà du khách chớ bỏ qua như bánh xèo cá kình, bánh bột lọc, cá dìa, cá nhụ, cá ong…
Các món ngon này ở chợ không chỉ được đảm bảo nguồn nguyên liệu tươi ngon mà giá của chúng cũng vô cùng bình dân. Vào khu chợ, bạn chỉ cần chi ít tiền thôi đã có cơ hội thưởng thức gần như các món ngon ở chợ.
Một vài món đặc sản ở chợ Đầm Chuồn mà bạn có thể mua về làm quà như rượu làng Chuồn, ruốc mắm, tôm chua…
Đến du lịch Đầm Chuồn Huế khám phá đặc sản ngon tuyệt
Chuyến đi chơi sẽ trở nên trọn vẹn hơn khi mà bạn lấp đầy chiếc bụng đói và nuông chiều cái miệng háu ăn của mình. Đến Đầm Chuồn Huế, bạn đừng quên thưởng cho mình những món ngon khó cưỡng như:
Bánh khoái cá kình
Đây chắc chắn là món bánh độc nhất vô nhị mà các bạn nhất định phải dành thời gian để thưởng thức. Điểm đặc trưng của món ngon này chính là các con cá kình tươi ngon được đánh bắt trực tiếp ở đầm. Vỏ ngoài của bánh được làm từ bột gạo. Phần nhân của bánh sẽ gồm có thịt cá mềm, ngọt, thơm phức.
Cắn một miếng bánh thôi, bạn đã cảm nhận được sự giòn tan của vỏ bánh, vị mềm ngọt thơm của cá. Nếu như bạn không thích cá thì có thể bỏ bớt chúng ra và kết hợp cùng với tôm sú, bạch tuộc hay mực.
Điều đặc biệt ở đầm Chuồn Huế là các bạn có thể chủ động mua cá kình ở chợ. Sau đó, đưa chúng đến các hàng quán có bán bánh khoái và nhờ họ chế biến. Giá chế biến vô cùng hạt dẻ, chưa tới 20.000 VNĐ. Vì vậy, các bạn có thể an tâm về chất lượng cá và tự do thưởng thức lượng cá theo mong muốn của bản thân rồi!
Bún lòng xào nghệ
Bún lòng xào nghệ là món ăn nhẹ của người dân cố đô vào mỗi buổi chiều. Món ngon này được làm từ 3 nguyên liệu chính là lòng lợn, bún, nghệ tươi. Khi các thực khách tiến hành oder tô bún lòng xào nghệ, chủ quán sẽ bắt đầu vắt bún. Sau đó, múc lòng xào cùng với thìa nghệ tươi xay, tiêu, răm, hành, ớt tươi vào trộn đều.
Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được hương thơm của gạo, nghệ tươi. Cùng với đó là vị béo ngậy, dai giòn của lòng, gan và huyết heo, vị cay nồng của tiêu ớt, chút thơm thơm từ rau răm… Nếu bạn không bị dị ứng với các thành phần trong món ăn thì tin chắc rằng đây sẽ là món ngon mà bạn sẽ ăn hoài không chán.
Hải sản tươi tại chỗ
Lợi thế của đầm Chuồn Huế chính là dồi dào cá tôm và các loại hải sản khác. Đặc biệt trong số đó là cá, tôm đất, cua sông, nghêu, sò… Tất cả chúng đều có thể được chế biến ngay trên bờ nếu bạn có nhu cầu.
Nguyên liệu làm món ngon vốn đã tươi nên chỉ cần người dân hấp cùng rau hay nấu lẩu thôi cũng đã tạo nên các hương vị rất khác. Hải sản tươi sống được đánh bắt và chế biến ngay trong đầm nên giá vô cùng rẻ. Bạn có thể tha hồ thưởng thức mà không cần lo ngại về vấn đề kinh phí.
Quanh trong khu vực phá Tam Giang Huế cũng có khá nhiều quán ăn, nhà hàng kinh doanh hải sản quanh năm. Mức giá bán cho bữa tiệc hải sản thường là 200.000 VNĐ. Quá tuyệt vời cho chuyến du lịch của bạn đúng không?
Cháo bột xắt
Tên gọi khác của cháo bột xắt là bánh canh. Bột gạo thường được người dân nhào nặn, vắt thành cục rồi nén vào các ống nhựa. Khi có khách gọi món, chủ quán sẽ bắt đầu dùng dao cắt chúng thành sợi rồi thả vào nồi nước dùng đang sôi. Sau đó, vớt chúng ra bỏ vào tô cùng với thịt heo, tôm, cá lóc.
Cuối cùng, họ sẽ chan phần nước dùng vừa phải lên bát cháo. Tất cả chúng kết hợp với nhau thật hoàn hảo, mang đến cho bạn tô bát canh ngon lành, đậm vị và no căng bụng.
Khám phá Rừng ngập mặn Rú Chá – Điểm đến sống ảo thu hút giới trẻ
Kinh nghiệm khám phá Đầm Chuồn Huế
Đầm Chuồn Huế đẹp mộng mơ, là một địa điểm tuyệt vời để bạn rong ruổi ở cố đô và khám phá những nét đẹp chỉ có tại mảnh đất kinh kỳ này. Thế nhưng, song song với việc trải nghiệm, các bạn cũng đừng quên bỏ túi một vài kinh nghiệm dưới đây:
- Đầm Chuồn là khu vực du lịch sông nước, nhiều đầm phá. Do vậy, các bạn cần cẩn thận khi vui chơi. Nếu đi cùng với người già, trẻ em hãy chú ý và nhắc nhở họ di chuyển cẩn thận, không chạy nhảy trên các nhà chồ và cây cầu giữa đầm.
- Nếu bạn muốn lênh đênh trên thuyền giữa đầm hãy nhớ thuê thuyền đúng nơi uy tín và có mang áo phao đầy đủ nhé!
- Kem chống nắng, áo dài tai hay nón vành rộng đều là những phụ kiện cần thiết để giúp bạn bảo vệ làn da. Tới đầm, các bạn nên ưu tiên dùng trang phục mát mẻ, có thể thấm hút mồ hôi. Bởi thời tiết ở đầm khá nắng.
- Đón bình minh vào lúc 4h30 – 6h sẽ cho bạn những bức hình tuyệt nhất. Khoảnh khắc bầu trời hoàng hôn đẹp nhất ở đầm là lúc 16h40.
- Xung quanh làng Chuồn còn có nhiều địa điểm tham quan đẹp như chùa làng, nhà thờ họ. Vì thế, các bạn có thể kết hợp để dạo chơi và tìm hiểu nhé!
Tour Đà Nẵng City tin rằng Đầm Chuồn Huế là chốn đến tuyệt vời nhất cho chuyến đi sắp tới của bạn. Nét đẹp thơ mộng cùng với sự dân dã, bình dị nơi đây chắc chắn sẽ khiến bạn chết mê và muốn ở lì nơi đầm Chuồn.