Không chỉ nổi tiếng với chùa Linh Ứng trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng còn có nhiều ngôi chùa linh thiêng khác, trong đó, phải kể đến chùa Quan Âm. Tọa lạc giữa núi non, sông nước hữu tình, ngôi chùa vẫn giữ cho mình vẻ ngoài tĩnh lặng, uy nghiêm vốn có. Nhờ đó, chùa Quan Âm là địa điểm mà khách du lịch không thể bỏ lỡ khi có dịp đến Đà Nẵng. Vậy chùa Quan Âm ở đâu và ngôi chùa này có gì đặc biệt? Hãy cùng Tour Đà Nẵng khám phá ngay!
Đôi nét về chùa Quan Thế Âm Đà Nẵng
Chùa Quan Âm hay còn được gọi là chùa Quan Thế Âm được xây dựng năm 1957. Ngôi chùa có vị trí tọa lạc ngay dưới chân núi Kim Sơn – một trong 5 ngọn núi thuộc hệ thống núi Ngũ Hành Sơn. Ngôi chùa này không chỉ là nơi cúng bái linh thiêng mà còn là một trong những danh lam thắng cảnh tại nước ta.
Về lịch sử hình thành, người xưa tương truyền rằng ngôi chùa này được xây dựng nên nhờ một giấc mơ của cố Hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Trong giấc mơ, ông đã tận mắt nhìn thấy Ngài Quán Thế Âm hiển linh ở một ngôi động linh thiêng. Sau khi tim ra vị trí ngôi thạch động hoàn toàn tự nhiên ấy, vị Hòa thượng này đã có linh cảm vô cùng kín tin và tiến hành xây dựng ngôi chùa Quan Âm tồn tại đến hôm nay.
Xem thêm: Du lịch Đà Nẵng mùa nào đẹp
Vị trí địa lý chùa Quan Âm Đà Nẵng
Nếu có dịp đi du lịch Đà Nẵng, bạn đừng quên ghé lại chùa Quan Âm để dâng hương, bái té và cầu nguyện nhé. Địa chỉ cụ thể của chùa Quan Âm nằm ngay trên con đường số 48 Sư Vạn Hạnh – phường Hòa Hải – quận Ngũ Hành Sơn – thành phố Đà Nẵng. Mặc dù không nằm ở trung tâm thành phố những con đường tìm đến ngôi chùa này cũng rất dễ tìm, bạn chỉ cần đi theo chỉ dẫn của google map là đã có thể đến nơi.
Viếng thăm chùa quan thế âm đà nẵng có gì đặc biệt?
Hiện nay, ngôi chùa này chính là chốn dừng chân của những người đam mê tu hành, những đệ tử phật giáo và những người có tấm lòng hướng phật thường xuyên đến cúng bái. Tại đây, bạn không những được hòa mình vào khung cảnh bình yên, tĩnh lặng mà còn được tìm hiểu thêm những giá trị văn hóa Phật giáo và tâm linh sâu sắc.
Xem thêm: Du lịch Đà Nẵng mùa mưa
1. Lễ hội chùa Quan Âm Đà Nẵng
Cứ vào mỗi tháng 2 Âm lịch hàng năm, chùa Quan Âm sẽ tổ chức lễ hội Quán Thế Âm là một trong những lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất tại Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức tại khu du lịch quận Ngũ Hành Sơn là dịp để mọi người có thể cầu cho “Quốc thái dân an”, “Mưa thuận gió hòa”,… Đồng thời, lễ hội này cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2021.
1.1 Phần lễ
Phần lễ sẽ có lịch trình cụ thể mang đậm các nghi thức phật giáo, được lên kế hoạch từ trước đó một cách trang trọng. Cụ thể:
- Lễ rước ánh sáng sẽ được tổ chức vào tối ngày 18/2 Âm lịch. Mọi người sẽ thực hiện các hoạt động rước đuốc, rước kiệu, múa lân, múa rồng,… Với mong ước được ánh sáng trí tuệ soi đường, dẫn lối.
- Lễ khai kinh thường được tổ chức vào sáng 19/2 Âm lịch, được mọi người hưởng ứng để cầu cho đất nước thái bình, nhân dân được sống cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
- Lễ trai đàn chẩn tế được tổ chức ngay trong sáng 19/2 cùng lễ khai kinh. Phần lễ này có ý nghĩa cầu siêu cho các đồng bào Phật tử đã khuất.
- Lễ thuyết giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm và dân tộc cũng sẽ được thực hiện trong sáng 19/2 để truyền tải các bài thuyết giảng ca ngợi về tấm lòng từ bi của Đức Phật Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Cuối cùng, đúng 10h sáng 19/2, lễ hội sẽ thực hiện lễ rước tượng Quán Thế Âm từ trên chùa đi xuống thuyền, đi một vòng sông Cổ Cò để cầu bình an cho các ngư dân Đà Nẵng.
1.2 Phần hội
Sau khi đã thực hiện xong hết phần lễ, tiếp đến sẽ cử hành phần hội với các hoạt động văn hóa – thể thao hấp dẫn. Một số hoạt động vui chơi, giải trí có thể kể đến đó là hóa trang, chơi nhạc, họa tranh, hát tuồng, thi họa, chơi cờ, đua thuyền, thả đèn trên sông, hội thi nấu đồ chay,… Do đó, du khách có dịp đến chùa đúng vào lễ hội tháng 2 âm lịch sẽ có cơ hội được trải nghiệm cũng như hiểu rõ hơn về nét đẹp truyền thống – văn hóa nơi đây.
2. Tượng Bồ Tát Quan Thế Âm
Đến chùa Quan Âm, du khách sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ vẻ đẹp uy nghiêm, đồ sộ của pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng này cao khoảng 12 – 25m được chế tác hoàn toàn từ pha lê. Bức tượng này được chế tác dựa theo giấc mơ của Hòa thượng Thích Pháp Nhãn. Đây cũng là nơi các tăng ni, phật tử hay nhiều khách du lịch ghé lại chùa Quan Âm để bái tế, cầu nguyện và tỏ lòng thành với Quan Thế Âm Bồ Tát.
3. Động Quan Thế Âm
Đến với Ngũ Hành Sơn, du khách không thể bỏ qua các hoạt động leo núi, khám phá những hang động tự nhiên, bí ẩn, trong đó có động Quan Thế Âm tại chùa Quan Âm. Mặc dù đã trải qua các cuộc cải tạo, xây dựng kiên cố nhưng hang động này vẫn giữ trọn được vẻ đẹp kỳ vĩ, huyền bí mà thiên nhiên ban tặng. Bước vào hang động, du khách sẽ bắt gặp những khối thạch nhũ đầy màu sắc, thu hút, tuyệt đẹp cùng với pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát linh nghiệm.
4. Chiêm ngưỡng kiến trúc linh thiên của chùa Quan Âm
Ngôi chùa được thiết kế nguy nga, tận dụng chủ yếu kết cấu của ngọn núi và khung cảnh thiên nhiên, cây cối. Ở khuôn viên chùa được trưng bày các công trình kiến trúc đặc sắc như tượng đồng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm, hội trường, tăng xá,… Đặc biệt, với khung cảnh đó, ngôi chùa này không mang lại cảm giác quá âm u khói mù mà rất thanh tịnh, trong lành.
5. Dâng hương, lễ phật cầu bình an
Nhiều khách du lịch khi đến Đà Nẵng không chỉ đi tham quan, khám phá các địa điểm nổi tiếng như các cây cầu Đà Nẵng, bãi biển Đà Nẵng xanh ngắt, thưởng thức ẩm thực phong phú,… mà còn dành thời gian để đi dâng hương lễ phật tại các ngôi chùa nổi tiếng tại Đà Nẵng.
Do đó, khi đến chùa Quan Âm mà không dâng hương, nguyện ước thì quả là một thiếu sót. Đặc biệt, ngôi chùa này còn là một trong những nơi cực kỳ linh thiêng tại Đà Nẵng, do đó, bạn chỉ cần thể hiện tấm lòng thành của mình và tin tưởng vào thần linh thì mọi nguyện ước đều có thể trở thành hiện thực.
6. Khám phá tháp Hội Đường
Địa điểm cuối cùng mà du khách không nên bỏ qua khi đến chùa Quan Âm Đà Nẵng chính là tháp Hội Đường. Đây được xem là nơi bảo tàng Phật Giáo Việt Nam, được sử dụng để trưng bày các hiện vật cổ đại về Phật giáo, tàng thư Phật pháp Việt Nam. Ngoài ra, trong tháp Hội Đường cũng có các khu thờ cúng, hành lễ để các phật tử có thể đến dâng hương, cúng bái.
Những lưu ý cực kỳ quan trọng khi đi viếng thăm chùa quan âm đà nẵng
Chùa chiền là nơi linh thiên, cần câu nệ lễ tiết, không được cư xử quá mức cho phép. Do đó, bạn nên lưu bỏ túi một vài lưu ý quan trọng dưới đây khi có ý định ghé đến chùa Quan Âm.
Trang phục
Khi đến chùa Quan Âm bái tế, du khách lưu ý nên mặc quần áo kín đáo lịch sự, không trang điểm lòe loẹt hay lựa chọn trang phục hở hang, ngắn cũn cỡn như áo dây, váy ngắn. quần đùi,…
Phương tiện
Như đã giới thiệu, chùa Quan Âm nằm trên con đường Sư Vạn Hạnh – cung đường được tráng bê tông rộng rãi, sạch đẹp, thuận lợi cho việc di chuyển nên bạn có thể lựa chọn bất kỳ loại phương tiện nào để đến bái tế tại chùa. Bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô, taxi,… đều được. Chùa Quan Âm cũng cách trung tâm Đà Nẵng 11km nên dù xuất phát ở đâu cũng rất thuận lợi. Đừng quên mở Google Maps để tìm được tuyến đường ngắn nhất đến chùa nhé!
Lời nói, hành động
Lời nói và hành động cũng là những yếu tố cần lưu ý khi đến cúng bái tại chùa Quan Âm. Không nên hò hét, chạy nhảy, đùa giỡn gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Nếu có mang đồ ăn, đồ uống vào chùa thì nhớ không được xả rác lung tung, dọn dẹp chỗ ngồi/đứng trước khi ra về.
Trên đây là toàn bộ bài viết giới thiệu về lịch sử hình thành của chùa Quan Âm và những hoạt động lý thú mà du khách có thể trải nghiệm khi đến đây. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về địa điểm linh thiêng này.
Đặc biệt, nếu có nhu cầu mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn,… khi đi du lịch Đà Nẵng thì đừng quên ghé ngay website Tour Đà Nẵng để săn vé với giá hời. Đồng thời, hiện chúng tôi còn cung cấp các tour du lịch giá rẻ cho bạn lựa chọn, điển hình là Tour Bà Nà, Tour Huế, Tour đi phố cổ Hội An.
Thông tin liên hệ:
- CÔNG TY TNHH MTV TM & DV DL DƯƠNG HÙNG
- Văn phòng: 06 – 08 Phạm Thiều, An Hải Bắc, Sơn Trà, Đà Nẵng
- Đặt tour : 0987.119.499 – 0933.444.525
- Email: danangcitytravel@gmail.com
- Website: tourdanangcity.vn