Thăm Chùa Thiền Lâm Huế – Góc yên bình nơi “Xứ Chùa Vàng”

Chùa Thiền Lâm có lẽ không còn là cái tên xa lạ đối với người dân cố đô và khách du lịch. Ngôi chùa từ lâu đã nổi tiếng với lối kiến trúc ấn tượng, đậm nét Thái Lan và rất linh thiêng. Bỏ túi ngay những kinh nghiệm khám phá chùa dưới đây và ghé thăm chùa khi có thời gian bạn nhé!

Địa chỉ Chùa Thiền Lâm Huế ở đâu?

Chùa Thiền Lâm Huế nằm trên ngọn đồi Quảng Tế, Thông Thượng 2, Xuân Thủy, thành phố Huế. Đây là một trong những ngôi chùa Thái Lan hiếm hoi và là điểm đến cho những ai yêu thích thiền tịnh.

Cổng vào chùa Thiền Lâm ở Huế
Cổng vào chùa Thiền Lâm ở Huế

Khoảng cách từ chùa Thiền Lâm đến trung tâm thành phố Huế là 5km. Đường đến chùa khá dễ tìm. Du khách có thể tới đây bằng nhiều loại phương tiện khác nhau. Nếu xuất phát từ trung tâm thành phố Huế, bạn có thể đi theo hướng đường Hùng Vương. Sau đó, hãy rẽ trái sang đường Nguyễn Huệ và chạy thẳng đến đoạn rẽ giao với đường Điện Biên Phủ.

Đi tiếp một đoạn rồi rẽ phải vào đường Thanh Hải. Chạy dọc con đường này bạn sẽ thấy tượng Phật lớn và đó chính là vị trí của chùa.

Tìm hiểu dấu mốc lịch sử Chùa Thiền Lâm Huế

Cũng tương tự như các công trình kiến trúc cổ kính khác, chùa Thiền Lâm cũng trải qua nhiều giai đoạn lịch sử và biến cố. Ban đầu, ngôi chùa chỉ là một cốc lá nhỏ và được hòa thượng Hộ Nhẫn chọn là nơi tu thiền.

Đến năm 1966, người dân địa phương và các phật tử khắp cả nước đã quyên góp để xây dựng chùa. Trong quá trình trụ trì, hòa thượng Hộ Nhẫn đã không ít lần tu sửa chùa và hoàn thiện khuôn viên của chùa. Dần dần, chùa Thiền Lâm không chỉ trở thành chốn tu thiền mà còn là điểm du lịch tâm linh được nhiều du khách yêu thích.

Chùa được ví như xứ chùa vàng ở Huế
Chùa được ví như xứ chùa vàng ở Huế

Khám phá lối kiến trúc độc đáo tại Chùa Thiền Lâm Huế

Chùa Thiền Lâm được biết tới là ngôi chùa cổ tự duy nhất theo phái Nam Tông. Chùa được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, hệt như những ngôi chùa ở Thái Lan. Phần cổng chùa được sơn màu vàng và chạm trổ nhiều chi tiết tinh xảo. Thế nhưng, điểm nhấn vẫn luôn nằm trong không gian chùa. Cụ thể:

Lối đi vào – Sân ngoài chùa ấn tượng

Điểm ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến ngôi chùa cổ này là 2 bức tượng Phật được đặt theo 2 tư thế đứng – nằm trên đỉnh đồi Quảng Tế. Tượng Phật đứng có kích thước lớn, có dáng vẻ uy nghiêm. Trong khi đó, tượng Phật nằm lại toát lên vẻ thanh thoát khiến cho du khách có thể quên mọi mệt mỏi và lo toan thường ngày.

Lối vào chùa rộng rãi với nhiều chiếc cột lớn
Lối vào chùa rộng rãi với nhiều chiếc cột lớn

Đi tiếp vào bên trong, bạn sẽ thấy các tầng cấp chùa được sơn với gam màu chủ đạo là màu vàng. Đây chắc chắn là background hết sức lý tưởng để bạn có được những tấm hình đậm chất Thái Lan.

Bên trái của khuôn viên sân ngoài có tượng Phật Thích Ca đang tọa thiền. Phía bên phải là vườn Ngự Uyển xinh đẹp và hoàng hậu Ma Gia. Ngoài ra còn có cảnh thầy trò Đường tăng đi thỉnh kinh.

Rất nhiều góc sống ảo cho các bạn trẻ
Rất nhiều góc sống ảo cho các bạn trẻ

Bảo Tháp Miến Điện hình chuông úp ngược độc đáo

Càng đi sâu vào bên trong chùa Thiền Lâm, du khách sẽ càng chiêm ngưỡng được nhiều pho tượng độc đáo. Trong số đó phải kể đến bảo tháp Miến Điện. Bảo tháp có chiều cao 15m, được mô phỏng theo kiểu chùa Sirimagala của Myanmar. 

Phía dưới bảo tháp có bố cục hình tròn. Phía trên bảo tháp là hình chuông có đỉnh nhọn. Xung quanh bảo tháp có tới 4 tượng sư tử nhìn về 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Bảo tháp Miến Điện thường được chia làm 2 phần chính.

Cận cảnh bảo tháp Miến Điện ở chùa
Cận cảnh bảo tháp Miến Điện ở chùa

Dựa theo kinh nghiệm du lịch Huế của nhiều du khách thì bạn có thể ngắm nhìn phần trên và phần dưới bảo tháp. Phần dưới bảo tháp là chánh điện có không gian yên tĩnh và trang nghiêm với nhiều bức tranh vẽ về cuộc đời của Đức Phật. Sau lưng của chánh điện có phòng khách và thiền nhất.

Phía trên bảo tháp là tôn thờ Xá lợi Phật Thích ca và chư Thánh Tăng. 

Những pho tượng chạm khắc tinh xảo

Bước vào bên trong sâu chùa, các du khách sẽ nhìn thấy rất nhiều pho tượng được đặt trong khuôn viên. Điểm nhấn rõ nhất là tượng Phật Thích Ca cao 1,6m đang tọa thiền trên bảo tọa 2m. 

Tượng Phật nằm ở ngay cổng ra vào chùa
Tượng Phật nằm ở ngay cổng ra vào chùa

Bên trái có pho tượng hòa thượng Hộ Nhẫn được làm từ sáp. Tượng giống hệt như người thật vậy. Bên cạnh đó, chùa còn có đại hồng chung lớn, nặng đến 700kg. Khi bạn đi theo tour Huế, các thông tin về pho tượng và đại hồng chung sẽ được các hướng dẫn viên giới thiệu chi tiết nhất.

Bức tượng được làm từ đá với bề dày lịch sử lâu đời
Bức tượng được làm từ đá với bề dày lịch sử lâu đời

Lưu ý gì khi đến viếng thăm Chùa Thiền Lâm

Một số chú ý bạn cần nhớ khi đến viếng thăm chùa Thiền Lâm như sau:

  • Chọn trang phục đi chùa kín đáo, lịch sự và hợp với thuần phong mỹ tục
  • Luôn đi nhẹ, nói khẽ và có ý thức giữ gìn trật tự chung khi bạn tham quan chùa.
  • Tuyệt đối không giỡn và ngắt cây cảnh, hoa lá trong chùa
  • Nếu muốn cúng dường, hãy cầu nguyện và bỏ vào thùng phước bên trong chánh điện
  • Trò chuyện và thiền trà cùng với các sư thầy cũng là trải nghiệm đáng thử
  • Chùa có khu vực nhà khách nên nếu mệt bạn có thể tới nghỉ ngơi nhé!

Để chuyến du lịch trở nên trọn vẹn hơn thì du khách nên kết hợp tham quan các địa điểm du lịch gần đó như khu du lịch Bà Nà Hills, phố cổ Hội An, điện Hòn Chén, lăng Khải Định…

Hội An cũng nằm ngay gần đó. Vì thế, bạn cũng có thể lên kế hoạch du lịch Hội An tự túc nhé!

Chùa Thiền Lâm Huế chắc chắn sẽ cho bạn những trải nghiệm rất khác và nhiều bức hình tuyệt đẹp. Vì thế, hãy thử đặt chân đến ngôi chùa này một lần trong đời nhé!

Xem thêm:

Kinh nghiệm du lịch rừng dừa Bảy Mẫu

Chùa Từ Đàm – Tìm về nơi lưu giữ dấu ấn Phật giáo tại Huế

Tham quan Chùa Báo Quốc Huế – Nghe kể chuyện giếng Hàm Long

Rate this post
Bài viết liên quan