Tham quan Chùa Báo Quốc Huế – Nghe kể chuyện giếng Hàm Long

Chùa Báo Quốc Huế là một ngôi chùa cổ có tuổi đời đến hàng trăm năm. Ngôi chùa này đã thu hút hàng triệu lượt du khách ghé thăm mỗi năm để chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa thờ tự và lắng nghe câu chuyện về giếng cấm Hàm Long.

Đôi điều về ngôi chùa cổ: Chùa Báo Quốc Huế

Trước khi đi chi tiết về ngôi chùa, hãy cùng chúng tôi khám phá những thông tin tổng quát về chùa Báo Quốc nhé!

Vị trí tọa lạc

Chùa Báo Quốc nằm ở đồi Hàm Long, thuộc đường Bảo Quốc, phường Đức, thành phố Huế. Đây là một trong những địa điểm du lịch Huế không thể bỏ qua trong hành trình chinh phục đất Việt của nhiều du khách.

Ngôi chùa Huế này thuộc hệ phái Bắc tông, được xây dựng theo kiểu chữ Khẩu. Khuôn viên chùa rộng rãi, có đủ đầy các tháp mộ của những vị tổ sư và nhiều kỷ vật quý báu.

Chùa Báo Quốc từ lâu đã là điểm tham quan yêu thích của rất nhiều du khách
Chùa Báo Quốc từ lâu đã là điểm tham quan yêu thích của rất nhiều du khách

Dấu ấn lịch sử

Chùa Báo Quốc được chính thức xây dựng vào thế kỷ 17, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Chùa do Thiền sư Giác Phong khởi dựng. Vào năm 1747, chúa Nguyễn Phúc Khoát đã ban cho chùa này tấm biển Sắc Tứ Bảo Quốc Tự và ghi dòng chữ Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề.

Đến thời Tây Sơn, chùa Báo Quốc đã bị chiếm dụng cho mục đích làm kho chứa diêm tiêu. Năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Hương đã chỉ đạo tái thiết lại ngôi chùa, cho đúc đại hồng chung, xây tam quan và bắt đầu đổi tên của chùa thành Hàm Long Thiên Thọ tự. Thiền sư Phổ Tịnh được mời về làm trụ trì trong những năm này.

Chùa được xây dựng từ rất lâu và có nhiều câu chuyện ẩn giấu bên trong
Chùa được xây dựng từ rất lâu và có nhiều câu chuyện ẩn giấu bên trong

Khi bước sang triều Nguyễn, vua Minh Mạng đã ghé thăm chùa vào năm 1824. Vua cũng đã sắc tứ tên cho chùa là Báo Quốc Tự. Đến năm 1858, trong lễ Vạn thọ tứ tuần đại khánh, nhà vua đã tổ chức đại giới đàn ở chùa.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và sự bào mòn của năm tháng, chùa Báo Quốc vẫn giữ được nét đẹp xưa và là điểm tâm linh thiêng liêng.Đây cũng là nơi nuôi dưỡng tâm hồn của rất nhiều tăng ni, phật tử. Trụ trì chùa Báo Quốc ở thời điểm hiện tại là hòa thượng Thích Đức Thanh.

Chùa Báo Quốc – Trung tâm đào tạo Phật Giáo nổi tiếng Việt Nam

Có thể nhiều du khách không biết đến nhưng chùa Báo Quốc là trung tâm đào tạo Phật giáo nổi tiếng ở Việt Nam. Vào năm 1948, Báo Quốc đã trở thành một trung tâm đào tạo tăng tài. Người tiếp nối sự nghiệp giáo dục tăng ni và làm trụ trì chùa Báo Quốc là Hòa thượng Thích Trí Phủ. Vào năm 1952, ngài đã lập ra trường Bồ Đề và phát triển thành một hệ thống trường Bồ Đề khắp các tỉnh miền Trung, Nam. Ngày nay, chùa Báo Quốc chính là nơi đặt chùa Trung cấp phật học Huế.

Nhìn từ trên cao xuống chùa
Nhìn từ trên cao xuống chùa

Khám phá nét kiến trúc đậm chất văn hoá dân tộc tại Chùa Báo Quốc

Chùa  có diện tích khuôn viên rộng khoảng 2ha. Nếu nhìn từ phía ngoài vào, bạn sẽ thấy lần lượt là cổng Tam Quan, chính điện và mộ tháp.

Cổng Tam Quan

Cổng tam quan ở chùa có vài chục bậc thang cao. Rêu phong phủ kín cả cổng tạo nên một nét đẹp cổ kính. Cổng tam quan của chùa được xây dựng với quy mô đồ sộ. Ngay sau cổng tam quan là khoảng sân rộng với những tán cây rợp bóng. 

Từ xa nhìn lại cổng tam quan của chùa
Từ xa nhìn lại cổng tam quan của chùa

Cổng tam quan của chùa được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1808. Đến năm 1893 thì nó được tái thiết lại để có những nét đẹp tuyệt vời hơn. Ở cổng bạn cũng sẽ thấy những khắc họa Hán tự nhưng sẽ rất khó đọc và hiểu nó là gì. Bởi vì, chúng đã bị phai nhòa qua năm tháng.

Chính Điện

Chính điện chùa được xây dựng thành 3 gian 2 chái. Các đường nét trang trí trong chùa vô cùng công phu. Các trụ cột, vách tường đều có hoa văn làm bằng những mảnh sành và có khắc ghi họa tiết hình rồng.

Bên trong chính điện là nơi thờ cúng trang nghiêm. Trên trần tường gian chính điện có treo bức hoành tuyệt đẹp hình chữ nhật, nền xanh lục có ghi chữ thếp vàng. Bút tích này do chính Võ Vương ngự đề vào năm 1747. 

Chính điện - nơi thờ phụng các vị thần ở chùa
Chính điện – nơi thờ phụng các vị thần ở chùa

Hàng chữ lớn ở chính điện là Sắc tứ Báo Quốc Tự. Hàng chữ nhỏ nằm bên phải là Ngày lành, tháng thứ 2 mùa hạ, năm Cảnh Hưng 18. Hàng chữ nhỏ ở bên trái là bút tự của Quốc vương Từ Tế Đạo nhân.

Mộ Tháp

Bên phải chùa Báo Quốc là những kiến trúc lăng tẩm được xây dựng theo mô thức là những mộ tháp. Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của các vị cao tăng. Trong khuôn viên của chùa có tới 19 mộ tháp được tạp lập để tượng niệm chư vị hòa thượng đương đầu và các vị trụ trì quá cố. 

Kiến trúc mộ tháp đã từng gây nhiều ấn tượng với các chuyên gia kiến trúc sư
Kiến trúc mộ tháp đã từng gây nhiều ấn tượng với các chuyên gia kiến trúc sư

Mộ tháp được xây dựng với nhiều tầng chồng lên nhau. Ở trên cùng mộ tháp có hình hoa sen – biểu tượng của Phật giáo. Các mô tháp có chiều cao khác nhau, độ cao thông thường là từ 2 – 5m. Hướng đông của mỗi mộ tháp đều ghi danh xưng và đạo vị của người quá cố.

Nếu để ý kỹ bạn sẽ phát hiện rằng:

  • Mộ tháp 1: mộ tháp của hòa thượng Tế Nhân
  • Mộ tháp 2: hòa thượng Thái Chí
  • Mộ tháp thứ 3: chữ trên bia đã mờ và không nhìn rõ
  • Mộ tháp thứ 4: đệ tử phụng lập, hòa thượng Hải Khang Diên Miên
  • Mộ tháp thứ 5: hòa thượng Thanh Tịnh
  • Mộ tháp thứ 6: hòa thượng Hoàng Lữ Pháp
  • Mộ tháp thứ 7: Kích thước lớn hơn so với những mộ pháp con lại, cao 4m70, 6 tầng. Bên trong mộ tháp là xá lợi của hòa thượng Bùi Công
  • Mộ tháp 8: tưởng nhớ công lao của người sáng lập chùa
  • Mộ tháp 9, 10, 11, 12, 13: Hài cốt cải táng của 5 vị sư  

Lắng nghe câu chuyện Giếng Hàm Long lưu truyền đời xưa

Đặt chân đến chùa Báo Quốc, du khách sẽ được nghe kể về câu chuyện giếng cấm Hàm Long. 

Theo kinh nghiệm du lịch Huế của nhiều du khách thì nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy ở giếng có mạch nước phun ra tựa như vòi rồng. Sau này, nước của giếng được dùng để dâng lên các vua, chúa, người dân không được phép dùng đến.

Cũng chính vì thế nên giếng Hàm Long trở thành giếng cấm trong truyền thuyết. Cũng có câu chuyện rằng, giếng Hàm Long ra đời và gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của nhà Nguyễn.

Giếng Hàm Long và nhiều câu chuyện kỳ bí xung quanh
Giếng Hàm Long và nhiều câu chuyện kỳ bí xung quanh

Thời đó, chúa Nguyễn vào Thuận Hóa khai hoang và nằm ngủ không yên vì có con rộng lớn hô mưa gọi gió bên ngoài. Ông nhận thấy đây là điều không tốt nên đã sai người đi tìm hiểu kỹ. Một ngày nọ, thầy phong thủy tới diện kiến nhà vua và cho rằng, trước mắt kinh thành có dãy núi thiêng, nhiều long mạch. Ở đó, có hội tụ nguồn sinh khí thịnh vượng và cần cúng bái trấn yểm long mạch.

Nhận được cao kiến này, chúa Nguyễn đã ngay lập tức mời thầy về làm theo. Quả nhiên, đời sống của người dân đã bình yên trở lại. Vì thế, ngọn núi nơi trấn yểm con rồng được đặt tên là Bình An Sơn.

Lại có câu chuyện khác cho rằng, khi thiền sư Giác Phong khát nước và đào giếng ở dưới chân núi. Khi đào được 3 lát thì phát hiện mạch nước phun lên tựa như miệng rồng. Nước ngọt, mát lạnh. Vì thế, thiền sư đã đặt tên là giếng Hàm Long.

Những lưu ý khi đến tham quan Chùa Báo Quốc

Chùa Báo Quốc vốn là một địa điểm tâm linh. Chính vì thế, khi tham quan ngôi chùa, du khách cần ghi nhớ kỹ những điều sau:

  • Luôn giữ tâm tịnh, ý sáng, đi nhẹ
  • Mặc trang phục chỉnh tề để tỏ lòng cung kính với các bậc thánh thần
  • Không rải tiền lẻ khắp các ban thờ. Bởi đây là hành động thiếu hiểu biết về cúng dường, làm mất đi sự trang nghiêm và sai giáo lý Phật giáo.
  • Không thắp hương tùy tiện 
  • Không được tùy ý lấy những đồ đạc trong chùa làm của riêng. Khi vào các ban thờ, bạn hãy cố gắng hạn chế các hành động đi dép, nhai trầu, hút thuốc
  • Nên tắt điện thoại hoặc để chế độ rung khi vào chùa
  • Không tùy tiện chụp ảnh, quay phim ở các khu vực không được phép.

Ngoài tour Huế thì du khách cũng có thể kết hợp du lịch Hội An tự túc đi từ Đà Nẵng nhé! Bạn không cần mất quá nhiều thời gian để khám phá trọn vẹn Huế, Hội An.

Một số địa điểm du lịch nổi tiếng không kém chùa Báo Quốc bạn có thể ghé thăm như: phố cổ Hội An, khu du lịch Bà Nà Hills, Ngũ Hành Sơn…

Có thể nói rằng, chùa Báo Quốc là một nơi tuyệt vời để bạn chiêm ngưỡng hết những nét đẹp về kiến trúc và văn hóa xưa. Vì thế, nếu có thời gian, các bạn đừng quên sắp xếp lịch trình và ghé thăm ngôi chùa nhé!

Xem thêm

Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Lạc bước chốn tiên cảnh xứ Huế

Chùa Từ Đàm – Tìm về nơi lưu giữ dấu ấn Phật giáo tại Huế

Ghé thăm Chùa Từ Hiếu – Ngôi chùa của lòng hiếu thảo xứ Huế

Kinh nghiệm du lịch rừng dừa Bảy Mẫu

Rate this post
Bài viết liên quan