Trải qua hơn 400 năm với rất nhiều biến cố lịch sử, nhà thờ Phủ Cam Huế đến nay vẫn luôn giữ được nét trầm mặc, cổ kính tựa như ở trời Tây. Nhà thờ cũng là một trong số các điểm check in hot được nhiều tín đồ đam mê xê dịch lựa chọn.
Vài nét về Nhà thờ Phủ Cam Huế
Trong chuyến du lịch khám phá Huế, rất nhiều du khách đã lựa chọn ghé thăm nhà thờ Phủ Cam Huế. Chi tiết về địa chỉ và lịch sử của công trình tôn giáo này như sau:
Vị trí Nhà thờ Phủ Cam Huế ở đường nào?
Nhà thờ Phủ Cam Huế nằm ở số 1 đường Đoàn Hữu Trưng, phường Phước Vĩnh, Huế. Công trình tôn giáo này nằm ngay trên ngọn đồi Phước Quả. Đây được đánh giá là một vị trí đắc địa, có khuôn viên rộng, tầm nhìn thoáng đãng.
Khuôn viên của nhà thờ còn bao gồm nhiều công trình của tổng giáo phận Huế. Tất cả hòa hợp tạo nên một bức tranh phong cảnh vừa trang nghiêm, cổ kính lại có nhiều nét đẹp mới lạ.
Tìm hiểu cội nguồn lịch sử Nhà thờ Phủ Cam
Nhà thờ Phủ Cam từ trước đến nay vẫn luôn được coi là cái nôi của Công giáo tại Huế. Đây cũng là giáo đường lớn nhất trên mảnh đất kinh kỳ này. Hàng ngàn giáo dân thường xuyên đến đây để sinh hoạt tôn giáo.
Dựa theo các tài liệu ghi chép lịch sử thì nhà thờ đã được xây dựng vào năm 1682. Vị trí đầu tiên của nhà thờ là nằm cạnh sông An Cựu. Về sau, nhà thờ được mọi người trong tôn giáo di dời lên đồi Phước Quả.
Đến năm 1698, chúa Nguyễn Phúc Chu bị triều đình triệt giải hoàn toàn. Vào năm 1898, nhà thờ Phủ Cam đã được tái khởi công xây dựng và khánh thành vào năm 1902. Lối kiến trúc xây dựng nhà thờ là Gothique. Sự phát triển của công giáo ngày càng mạnh, số giáo dân cũng liên tục tăng qua các năm.
Đến những năm 60 của thế kỷ 20, nhà thờ Phủ Cam Huế lại một lần nữa được thiết kế mới để phù hợp với thời đại. Kiến trúc sư thiết kế chính là Ngô Viết Thụ. Nhà thờ được thiết kế với đặc trưng của công giáo tại Châu Âu và áp dụng nhiều kỹ thuật xây dựng lúc bấy giờ.
Quá trình xây dựng gặp khá nhiều trục trặc, thời gian thi công kéo dài. Mãi đến năm 2000, nhà thờ Phủ Cam mới chính thức hoàn thành. Dù phải đối chọi với nhiều biến cố nhưng đến cuối cùng công trình tôn giáo này cũng đã hoàn thiện và trở thành một phần kiến trúc cổ ở Cố đô.
Giờ thánh lễ Nhà thờ Phủ Cam Huế
- Vào những ngày thường, các giáo dân sẽ đi lễ tại giáo đường Phủ Cam từ 5h – 18h.
- Vào ngày Chúa Nhật, giờ lễ tại nhà thờ là 5h30 – 8h và 15h – 18h
Khám phá kiến trúc vĩ đại Nhà thờ Phủ Cam Huế
Tất cả các du khách đi du lịch Huế và ghé thăm nhà thờ Phủ Cam đều trầm trồ khen ngợi kiến trúc của công trình này. Hơn nữa, họ cũng rất hài lòng về những góc chụp tuyệt đẹp nơi giáo đường.
Kiến trúc cổ điển xen lẫn hiện đại
Mặt tiền của nhà thờ Phủ Cam gồm có 3 phần chính lần lượt là sảnh chính, thánh đường và tháp chuông vút 2 bên. Chất liệu được dùng để xây nhà thờ là bê tông và cốt thép. Các kiến trúc xưa đã xây dựng nhà thờ với kết cấu chịu lực tốt, mạnh, bền vững qua thời gian.
Bên cạnh các vật liệu chính là bê tông cốt thép thì các kiến trúc sư còn dùng đến một số vật liệu như đá, gỗ, ngói đất nung. Những chất liệu này bạn sẽ thấy ở phần nền, cột nhà và phần mái.
Ngoài khuôn viên của nhà thờ có 2 ngọn tháp chuông cao tới 43.5m. Mỗi một tháp có 12 tầng. Sân trước còn có 2 pho tượng thánh Phero và Phaolo.
Bên trong thánh đường có nhiều cột đỡ, trụ mái. Các cột đỡ và trụ mái này được thiết kế gần sát 2 bên chân tường và chúng được uốn cong một cách vô cùng ấn tượng. Khi nhìn vào, bạn sẽ có cảm giác như đang nhìn hình ảnh giáo dân chắp tay cầu nguyện vậy!
Ở tiền đường của nhà thờ được thiết kế hệt như hình ảnh con rồng đang há miệng. Lòng nhà thờ có hình thánh giá Latin. Giữa nhà thờ có đặt sẵn những dãy ghế dài với sức chứa lên đến 2500 – 3000 người.
Toàn bộ công trình không được trang trí một cách rườm rà, sặc sỡ. Tuy nhiên, nó vẫn có được nét đẹp mềm mại, nghệ thuật cổ xưa và ẩn chứa nhiều nét kiến trúc hiện đại độc đáo.
Nhà thờ Phủ Cam ở Huế tự cây Thánh giá khổng lồ nhìn từ trên cao
Khi đi tour Huế, ghé thăm nhà thờ Phủ Cam bạn sẽ phát hiện rằng ở trung tâm nhà thờ này có một cây thánh giá cao đến 10m. Nó được làm từ vật liệu chính là gỗ thông của đồi Thiên An. Loại gỗ đặc biệt này vừa cho khả năng chống chịu thời tiết tốt, bóng đẹp qua thời gian và làm nổi bật cái hồn, sự trang nghiêm của thánh giá.
Kiểu thiết kế đặc biệt này khiến cho du khách nhìn thấy hình dạng của nhà thờ khác nhau ở mỗi góc nhìn. Nếu như nhìn từ phía trước thì nơi đây giống như một hàm rồng đang há miệng. Nếu nhìn tổng thể bạn lại có cảm giác như đây là một mũi tên đang vươn thẳng lên bầu trời.
Check-in sống ảo giữa trời Tây thu nhỏ
Đến Phủ Cam Huế bạn sẽ có vô vàn góc sống ảo siêu chất, tựa trời Âu. Bởi lối kiến trúc độc đáo của nhà thờ này đã vô tình tạo nên một không gian sống ảo tuyệt đẹp hệt như bạn đang ở trời Tây vậy.
Nếu chụp ảnh từ phía chính diện, bạn sẽ có background là một bức kinh thánh đang được lật mở. Nếu đứng ở các bức tường phủ màu, bạn sẽ có được những tấm hình mang tính nghệ thuật cao, vừa cổ kính vừa có nét gì đó rất riêng.
Ở mặt khác, kết cấu nhà thờ vươn thẳng lên bầu trời, 2 đường lượn phía trước tiền đường đã được làm bằng đá uốn cong mềm mại. Vì thế, các bạn cũng có thể tận dụng nó thành một góc sống ảo không thể tuyệt vời hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy background là những bức tranh treo tường thể hiện cuộc đời Giêsu, bức tranh khắc họa lịch sử công giáo….
Sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng tại Nhà thờ
Nhà thờ Phủ Cam Huế từ lâu đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo của rất nhiều giáo dân ở Huế. Bên trong thánh đường rộng lớn, rất nhiều người dân đã đến dự lễ, cầu nguyện mỗi ngày.
Ghé thăm nhà thờ này, bạn cũng có thể hóa thân thành những con chiên, tham dự sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng như: lắng nghe linh mục giảng kinh, cầu nguyện, sám hối…
Đừng quên lưu ý khi đến tham quan Nhà thờ Phủ Cam Huế
Nhà thờ Phủ Cam đang dần trở thành một trong những địa điểm sống ảo được các du khách trong và ngoài nước yêu thích. Vì thế, để bạn có thể có những trải nghiệm tuyệt vời hơn khi ghé thăm nhà thờ này, hãy bỏ túi ngay những lưu ý dưới đây:
- Hãy luôn dành thời gian đọc kỹ những nội quy dành cho khách du lịch trước khi bước chân vào tham quan nhà thờ. Đọc kỹ và thực hiện đúng các nội quy chính là cách để bạn thể hiện sự lịch thiệp, tôn kính của bản thân đối với chốn tâm linh.
- Để có được những tấm hình vạn người mê thì bạn nên đi vào những ngày trời trong xanh. Bạn có thể đến check in ở ngoài nhà thờ, lối thang đi lên thánh đường hay bên trong thánh đường tùy thích.
- Khi chụp hình ở nhà thờ, hãy cố gắng chụp góc rộng. Góc máy hướng lên trên sẽ giúp bạn thu được toàn bộ chiều cao cũng như chụp trọn được quang cảnh của nhà thờ.
- Nhà thờ cũng là nơi tôn nghiêm, vì thế hãy ưu tiên dùng đến những bộ trang phục kín đáo. Tuy nhiên, bạn nên mặc những bộ trang phục kín đáo có màu sắc nổi bật. Như vậy tấm hình của bạn chụp với thánh đường sẽ trông nổi bật hơn.
- Nếu đi vào những ngày lễ lớn, nhà thờ thường đông người. Do đó, hãy chủ động trong việc bảo quản tài sản cá nhân cũng như thân thể của mình nhé!
- Hãy giữ gìn vệ sinh chung để điểm du lịch Huế này không bị ảnh hưởng xấu.
- Hạn chế cao nhất các hành động chen lấn, xô đẩy
Gợi ý các điểm du lịch Nhà thờ nổi tiếng tại Huế
Ngoài các nhà thờ Phủ Cam Huế, du khách có thể kết hợp ghé thăm những điểm du lịch cận kề như:
1. Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế
Tên gọi khác của nhà thờ này là nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Kiến trúc của nhà thờ có sự kết hợp đồng thời giữa các yếu tố Đông và Tây. Đồng thời, nhà thờ cũng chịu sự ảnh hưởng của kiến trúc Á Đông. Vì thế, khi nhìn tổng thể nhà chùa bạn sẽ có cảm giác rất mới mẻ.
2. Giáo xứ Bến Ngự
Giáo xứ này được cha Raphael Bửu Hiệp làm quản lý, tuyên úy trước năm 1975. Sau này, giáo xứ đã có thêm nhiều giáo dân mới. Rất nhiều du khách theo tôn giáo cũng ghé thăm nơi đây để cầu nguyện, dự lễ và thực hiện các nét văn hóa tín ngưỡng.
3. Nhà thờ Giáo xứ Đốc Sơ
Là một trong những nhà thờ lớn ở Cố đô. Rất nhiều hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân địa phương được thực hiện ở nhà thờ này. Nét đẹp trong kiến trúc của giáo xứ cũng dần được nhiều du khách biết tới và dừng chân ghé tham quan.
4. Nhà thờ Giáo xứ Gia Hội
Nhà thờ Giáo xứ Gia Hội được cho là một trong những công trình kiến trúc tuyệt đẹp không thể bỏ lỡ khi bạn có cơ hội ghé thăm Huế. Dù bạn đi theo tour Huế hay du lịch tự túc cũng nên đến đây một lần trong đời. Nét đẹp của nhà thờ này đã không ngừng tô điểm thêm cho diện mạo cảnh quan của thành phố Huế.
Nơi đây cũng là điểm tụ họp của rất nhiều tín đồ du lịch yêu thích các công trình kiến trúc đẹp. Những người mộ đạo cũng thường dành thời gian đến nhà thờ để hành lễ.
Lời Kết
Tour Đà Nẵng tin rằng công trình kiến trúc tuyệt đẹp của mảnh đất kinh kỳ xưa sẽ luôn nằm trong tim của mỗi một giáo dân xứ Huế. Không chỉ vậy, nhà thờ Phủ Cam Huế trong tương lai chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn mà bất cứ du khách nào cũng muốn lui tới.
Xem thêm: