Với hơn 240 năm tuổi, Cầu ngói Thanh Toàn không chỉ là một tuyệt tác kiến trúc. Mà còn là bảo tàng thời gian, ghi chép hành trình phồn thịnh của cố đô ngàn năm văn hiến. Kiến trúc độc đáo của cây cầu là sự kết hợp tinh tế giữa phong cách Nhật Bản và nét đẹp truyền thống Việt Nam từ thời chúa Nguyễn Hoàng đã tạo nên một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Đến với cây cầu này, bạn sẽ được nhìn thấy chứng nhân lịch sử rõ ràng về sự phát triển của thành phố Huế qua thời gian. Để hiểu hết được nét đẹp của công trình này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Địa chỉ, đường về Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn ở đâu? Cầu ngói Thanh Toàn, tác phẩm kiến trúc độc đáo với hơn 240 năm tuổi, toạ lạc tại xã Thuỷ Thanh, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cây cầu cách trung tâm thành phố Huế khoảng 8km. Dù thuộc vùng ngoại ô nhưng đường đi đến đây vô cùng thuận tiện và dễ dàng.
Nếu bạn khám phá từ trung tâm thành phố Huế theo đường về Cầu ngói Thanh Toàn Huế, chỉ cần theo hướng Đông Nam theo tuyến đường Tố Hữu. Sau đó rẽ trái vào Hoàng Quốc Việt. Đi tiếp 5km nữa là bạn đã có thể đặt chân đến cây cầu của xứ Huế Huế. Bản đồ Google Maps là một công cụ hữu ích có thể dẫn đường hoặc bạn cũng có thể nhờ sự chỉ dẫn của người dân địa phương.
Đường đi theo tuyến đường Tố Hữu và Hoàng Quốc Việt là quãng đường ngắn và du khách có thể di chuyển với không gian đường xá rộng rãi và không quá đông xe cộ. Nếu bạn muốn có trải nghiệm thú vị hơn, bạn cũng có thể hỏi đường người dân địa phương, người dân nơi đây luôn sẵn lòng hướng dẫn bạn đến địa điểm mong muốn.
Ngoài việc thăm Cầu ngói Thanh Toàn, bạn cũng có thể lên kế hoạch tham quan những địa điểm lân cận như sông Hương, chợ Đông Ba, Đại Nội Huế, hồ Thuỷ Tiên, Điện Voi Ré Huế,… Kết hợp những địa điểm này trong chuyến đi của mình sẽ giúp bạn có một hành trình khám phá xứ Huế trọn vẹn, tận hưởng cả vẻ đẹp lịch sử và thiên nhiên của vùng đất này.
Xem thêm: Giới thiệu tour du lịch Đà Nẵng từ A đến Z
Tìm hiểu nguồn gốc lịch sử của Cầu ngói Thanh Toàn Huế
Di tích Cầu ngói Thanh Toàn là một biểu tượng lịch sử của vùng đất Huế xưa. Nơi đây được xây dựng bởi một người cháu gái thuộc thế hệ thứ 6 của dòng họ Trần, một dòng họ có đóng góp lớn trong lịch sử phát triển làng Thanh Thuỷ Chánh. Dòng họ Trần được coi là một trong những dòng họ có ảnh hưởng dâu sắc, đã khai khẩn lên ngôi làng này.
Vào thế kỷ 18, nơi này còn hoang sơ, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn khi phải chèo thuyền qua con mương nhỏ. Bà Trần Thị Đạo, vợ của một quan lớn trong triều Lê, với lòng thương người đã quyết định dùng tiền túi để xây dựng một cây cầu nhỏ để giúp đỡ bà con. Bà cũng là hậu duệ của một trong 12 vị tộc trưởng lập nên làng Thanh Toàn từ thế kỷ 16.
Năm 1776, Cầu ngói Thanh Toàn chính thức hoàn thành với kiến trúc “thượng gia, hạ kiều” – một ngôi nhà nhỏ bắc qua con mương bé. Đây là phong cách kiến trúc thịnh hành trong thời kỳ ngày đó. Bên cạnh đó, cấu trúc của cây cầu được bao bọc bằng mái che, tạo hình dạng giống như một ngôi nhà truyền thống. Điều này không chỉ tạo điểm nhấn về mỹ thuật kiến trúc mà còn làm nổi bật sự sáng tạo và khéo léo trong việc sử dụng vật liệu xây dựng của ông cha ta ngày xưa.
Đến nay, những công trình kiến trúc cùng thời, đặc biệt là những cây cầu theo kiểu “thượng gia, hạ kiều” ở Việt Nam đã trở nên hiếm hoi. Cầu ngói Thanh Toàn không chỉ đặc sắc với kiến trúc độc đáo mà còn ghi dấu lại với sự nguyên vẹn của hơn hai thế kỷ. Do đó, cây cầu này đã trở thành một điểm đến lịch sử hấp dẫn và độc đáo trong nền văn hoá xứ Huế.
Khám phá kiến trúc độc đáo của Di tích Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn ở Huế với chiều dài khoảng 17m và chiều rộng 4m, là một tuyệt phẩm kiến trúc độc đáo đặc trưng của làng Thanh Thuỷ Chánh. Vật liệu chính của cây cầu này là gỗ, đồng thời cũng là vật liệu chủ yếu của các cây cầu ngói cổ khác trên khắp Việt Nam. Việc sử dụng gỗ đã tạo nên vẻ đẹp mộc mạc và gần gũi với văn hoá truyền thống của cây cầu.
Do tính chất được làm bằng gỗ và vì mục đích an toàn, chiếc cầu chỉ dành cho người đi bộ, không cho phép xe cộ qua lại. Do đó để bước được lên cầu, người ta thường xây bậc tam cấp hoặc dùng thanh gỗ chắn ngang để ngăn xe đi qua. Phần dưới cầu có hệ thống trụ đỡ, gồm 6 hàng, mỗi hàng 3 cột. Các khoảng cách ở giữa được thiết kế rộng rãi để các con đò nhỏ có thể lướt qua. Đồng thời đảm bảo sự an toàn và thoải mái cho người đi bộ.
Cầu được chia thành bảy gian, trong đó gian giữ rộng nhất, bịt kín một phần để làm bàn thờ bà Trần Thị Đạo, tượng trưng cho lòng thành kính của người dân địa phương. Các gian còn lại được thiết kế thông thoáng, trang bị bục gỗ dọc theo chân cầu để du khách đi qua có thể nghỉ ngơi, tránh mưa, tránh nắng.
Những bục gỗ này là nơi lý tưởng để ngắm nhìn khung cảnh thanh bình của làng quê Việt Nam, với sông nước, ruộng lúa và khu họp chợ bên kia cầu. Phần mái của di tích Cầu ngói Thanh Toàn được trang trí tinh tế với các hoa văn khảm sứ lung linh khi ánh sáng chiếu vào, tạo nên nét đẹp cổ xưa độc đáo.
Xem thêm: Tìm hiểu cấu trúc độc đáo của Nhà Rường Huế
Cầu ngói Thanh Toàn mang Giá trị nghệ thuật to lớn
Cầu ngói Thanh Toàn vốn được coi là một trong những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc có giá trị to lớn. Ca dao “Ai về Cầu ngói Thanh Toàn – Cho em về với một đoàn cho vui” đã trở thành điệu nhạc quen thuộc khi nhắc đến địa danh này.
Được công nhận là Di tích văn hoá cấp quốc gia từ năm 1990, cây cầu này thể hiện được sự độc đáo trong kiến trúc cổ truyền của Việt Nam. Gỗ là chất liệu chính cho tất cả các không gian, nhưng điều đặc biệt là không có sự chạm khắc hay trang trí phức tạp. Tất cả chỉ đơn giản là hai loại tiết diện tròn và vuông được sắp xếp một cách tinh tế.
Giữ không gian yên bình của cố đô, cầu ngói Thanh Toàn là một địa điểm du lịch Huế hấp dẫn không nên bỏ qua. Sức hút đặc biệt của công trình này đó là sự kết hợp tinh tế giữa kiến trúc cổ kính và bức tranh tự nhiên, thu hút hàng trăm du khách mỗi ngày. Số lượng này còn tăng đáng kể trong các dịp lễ hội tại nơi đây.
Ngoài giá trị nghệ thuật cao, cây cầu này còn mang đậm giá trị nhân đạo và văn hoá, trở thành một phần không thể tách rời của cộng đồng địa phương. Là một biểu tượng của quá khứ và hiện tại, Cầu ngói Thanh Toàn đã trở thành nét đặc trưng vô cùng đặc biệt của làng Thủy Chánh. Đồng thời được coi là ký ức sống về vùng quê Việt Nam với các vết tích xưa cũ.
Tham quan di tích Cầu ngói Thanh toàn được trải nghiệm những gì?
Khi đặt chân đến di tích Cầu ngói Thanh Toàn, đây không chỉ đơn giản là khám phá một công trình kiến trúc cổ kính. Mà còn là hành trình trải nghiệm sâu sắc về văn hoá, lịch sử và bức tranh sinh động về cuộc sống của nơi xứ Huế.
Nét đẹp cổ kính hơn 240 năm tuổi của cây Cầu ngói Huế
Cây cầu với hơn 240 năm lịch sử đã trở thành biểu tượng kiến trúc của Huế. Được xây dựng theo lối “thượng gia hạ kiều”, cầy này là một ví dụ rõ ràng cho sự tinh tế và uy nghi của kiến trúc cổ truyền từ thế kỉ 17 – 18. Công trình này đã chứng kiến biết bao nhiêu bước thăng trầm của lịch sử và vẫn giữ nguyên vẹn nét đẹp cổ điển cho đến ngày nay.
Cầu ngói Thanh Toàn được xây dựng qua một con mương nhỏ là nhánh sông Như Ý, với chiều dài khoảng 18m. Xung quanh cây cầu khắp nơi đều là cây cối mát mẻ, tạo nên một không gian yên bình, tinh khiết. Kiến trúc nơi đây đơn giản nhưng lại ẩn chứa vẻ đẹp rất riêng. Khi đứng trên cây cầu nhìn xuống, bạn sẽ cảm nhận được sự dễ chịu, thoáng mát do hơi nước từ mương và chất liệu ngói lưu ly cách nhiệt tốt. Cảm giác thanh mát và êm dịu khi bước lên cầu khiến cho trải nghiệm tham quan trở nên đặc biệt và thú vị hơn.
Dưới chân cầu, du khách có thể thấy những chiếc thuyền nhỏ của người dân đánh bắt cá, một khung cảnh hết sức sinh động của cuộc sống thường nhật ven sông. Những chiếc vó được giăng trên mặt nước, những đám bèo trôi bồng bềnh cùng với bông hoa bèo tím ngắt trong gió, sự kết hợp này đã tạo nên một bức tranh quê yên bình, thơ mộng, đậm chất Huế.
Xem thêm: Khám phá kiến trúc của xưa với Nhà thờ Phủ Cam Huế
Trải nghiệm lễ hội tại Cầu ngói cổ Thanh Toàn
Lễ hội tại Cầu ngói Thanh Toàn Huế là một trong những sự kiện quan trọng hàng năm của nơi đây. Vậy nên khắp nơi trong vùng đều nô nức với không khí sôi động, hào hứng của lễ hội.
Mỗi năm, khi đến mùa lễ hội, cây cầu này trở thành trung tâm của nhiều hoạt động văn hoá đặc sắc. Người dân địa phương cùng tụ họp làm lễ kỷ niệm và tôn vinh công lao của bà Trần Thị Đạo – người có công trong việc xây dựng cây cầu bằng các hình thức tổ chức lễ rước linh vị và nghi thức bái tế. Ngoài ra, lễ hội còn đi kèm với các trò chơi dân gian truyền thống như đua thuyền trên sông, cuộc thi kéo co. Tất cả đều có trong các tour Huế giúp mang lại không khí vui vẻ và thích thú cho cả người dân trong làng và các du khách tham gia.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng mùa lễ hội thường rất đông đúc với sự tham gia của người dân địa phương lẫn du khách. Vậy nên bạn cần phải cẩn thận với đồ cá nhân và tư trang của mình để tránh những tình huống không mong muốn.
Check-in tại di tích cổ kính
Cầu ngói Thanh Toàn ở Huế chứa đựng không gian yên bình và cổ kính khiến việc check-in trở thành trải nghiệm đặc biệt và vô cùng ý nghĩa. Đây là nơi lưu giữ nét đẹp của quá khứ trong không gian hiện đại.
Đến với nơi đây, bạn có thể thư giãn, tận hưởng khoảnh khắc tĩnh lặng và hoà mình vào không gian bình dị của làng quê. Việc check-in cùng với kiến trúc độc đáo của cây cầu, bên cây cổ thụ hay ngắm nhìn ngôi làng bình yên từ xa sẽ mang lại những bức ảnh đậm chất lịch sử và giàu cảm xúc.
Chỉ cần một chút kỹ năng về nhiếp ảnh, bạn có thể bắt được vẻ đẹp tinh tế và huyền bí của không gian này. Những bức ảnh sẽ là kỷ niệm đáng nhớ cho chuyến thăm cố đô Huế với những di tích lịch sử quý báu như Cầu ngói Thanh Toàn.
Thưởng thức các món ăn dân dã
Đến đây vào mùa lễ hội, du khách sẽ có cơ hội được trải nghiệm văn hoá đặc trưng của người dân xứ Huế. Đây cũng là dịp để thưởng thức những món ăn đặc sản Huế vô cùng độc đáo, những món ăn đậm chất làng quê, phản ánh hương vị chân thực của vùng đất này.
Với nguyên liệu chính từ thiên nhiên như vịt, gà, rau cải, tôm đất, cá đồng,… các đầu bếp tại đây sẽ chế biến ra những món ăn hấp dẫn như gà kiến kho tiêu, bông bí xào, tôm chua, vịt xáo măng,… Mỗi món đều mang đậm hương vị đặc trưng, không thể nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Việc thưởng thức những món ăn dân dã này không chỉ là trải nghiệm ẩm thực mà còn là cách để tận hưởng nền văn hoá đặc sản của vùng đất Huế.
Bên cạnh đó, du khách không nên bỏ qua hoạt động khám phá chợ đêm tại Cầu ngói Thanh Toàn. Chợ đêm này trưng bày và bán các sản phẩm địa phương như gà kiến, cá rô đồng, lóc đồng, ếch đồng, gạo thơm Thuỷ Thanh,… cùng với nhiều sản phẩm lưu niệm khác. Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể tận hưởng sự phong phú về sản vật và không gian mua sắm, tìm hiểu văn hoá địa phương.
Với vẻ đẹp cổ kính, tinh tế và những giá trị văn hóa, lịch sử, Cầu ngói Thanh Toàn là một điểm du lịch hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua khi đến với Huế. Hãy bổ sung thêm cây cầu vào các địa điểm hấp dẫn tại vùng đất xinh đẹp, đầm ấm này nhé!