Khám phá kiến trúc Nhà Rường Huế cổ kính nổi tiếng

Các ngôi nhà chọc trời, những biệt thự rộng lớn ngày nay đang khiến người ta dần quên đi những giá trị xưa cũ. Thế nhưng, nhà rường Huế vẫn còn sức hút kỳ lạ và giữ được vị trí nhất định trong tim của mỗi người Việt. Hãy cùng Tour Đà Nẵng xem kiến trúc của ngôi nhà này có điểm gì đặc biệt nhé!

Giới thiệu về Nhà Rường Huế

Rường trong rường cột. Nhà rường Huế là những ngôi nhà được xây dựng bằng hệ thống cột kèo gỗ với cấu trúc theo mô hình chữ Đinh, Công, Khẩu. Những ngôi nhà này vững chắc qua năm tháng bởi nó được nâng đỡ bởi hệ thống chốt và mộng gỗ. 

Toàn cảnh nhà rường Huế nhìn từ ngoài vào
Toàn cảnh nhà rường Huế nhìn từ ngoài vào

Nhà rường Huế thường được xây dựng với hệ thống mái thấp và có độ dốc lớn. Chính vì vậy, nó có khả năng thoát nước mưa vô cùng tốt. Chất liệu được dùng để xây dựng nhà rường thường là các loại gỗ tốt: mít rừng, kền kền, gõ…

Khi bước vào những ngôi nhà rường ở Huế, các bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều chi tiết nhỏ như đòn, kèo, cột. Tất cả chúng đều được chạm khắc vô cùng công phu và tỉ mỉ. Nhìn qua, chúng hệt như một bức họa nổi mang giá trị thẩm mỹ cao.

Ưu điểm của những ngôi nhà rường cổ là có 2 lớp ngói liệt, dày dặn chồng lên nhau. Do đó, nhà ấm áp vào mùa đông và mát lạnh trong những ngày hè oi bức. 

Lịch sử hình thành Nhà Rường ở Huế

Dựa theo ghi chép của các tài liệu lịch sử thì nhà rường đã được xây dựng từ thời vua Minh Mạng. Vào năm 1822, nhà vua đã ban hành đạo luật xây dựng nhà rường 1 gian 2 chái. Nhà vua không cho phép người dân xây dựng những ngôi nhà vượt quá 3 gian 2 chái. Do vậy, những ngôi nhà rường Huế cổ xưa thường có diện tích rất nhỏ.

Nhà rường được xây dựng từ thời vua triều Nguyễn
Nhà rường được xây dựng từ thời vua Minh Mạng

Về sau, người ta dần xây nên những ngôi nhà có 3 gian 2 chái. Khi không còn đạo luật, người dân cũng mở rộng quy mô xây dựng và cải thiện lại độ dốc của mái lớn. Đồng thời, họ cũng xem xét kỹ hơn về độ cao thấp của nhà rường. Từ đó, hình thành nên những ngôi nhà rường chuẩn, đẹp và có nhiều công năng 

Tìm hiểu đặc điểm đặc biệt của Nhà Rường Huế

Mặc dù đã nghe qua nhiều lần nhưng chắc chắn sẽ có những người chưa biết về đặc điểm điển hình của nhà rường Huế. Dựa theo phân tích của các chuyên gia trong ngành, kiến trúc của nhà rường Huế thường có những đặc điểm như sau:

Kiến trúc Nhà Rường Huế

Thông thường, một ngôi nhà rường Huế sẽ có tổng cộng 3 gian 2 chái. Tổng số cột kèo trong nhà có thể lên đến 56 cột. Chúng thường được kê trên đá tảng nên có khả năng chống ẩm mốc vô cùng tốt. Kiến trúc nhà được xây dựng theo chữ Đinh, Khẩu. Các gian trong nhà rường được tính dựa trên số cột và vách ngăn.

Kiến trúc độc đáo của nhà rườngKiến trúc nhà Rường được bố trí hầu hết bằng gỗ Không gian tiếp khách tại nhà Rường

Kiến trúc độc đáo của nhà rường

Gian giữa của nhà rường Huế đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, khi xây dựng, người ta thường làm một hệ thống cửa lớn bao che cả 3 mặt tiền. Ở các cửa này luôn có các câu đối, bát bảo, tứ quý. Mục đích của việc chạm khắc này là cầu mong may mắn, bình an đến với mọi gia đình. Trên các kèo, đòn cũng sẽ có những họa tiết được chạm nổi một cách tỉ mỉ.

Phần mái của nhà rường thường không cao. Được biết, phần mái trong kiến trúc nhà cổ này không cao hơn chiều cao của Hiểu Lâm Các. Hơn nữa, nó lại có độ dốc lớn nên thường khiến cho kích thước của nhà rường bị thu nhỏ lại. Trong trường hợp nhà đông con, các gia chủ thường sẽ xây thêm nhà ngang, nhà phụ.

Khi hoàn thiện một ngôi nhà rường, người ta thường dựng lên 4 mái chính. Sau đó, lợp chúng lại bằng ngói liệt, ngói âm dương hoặc ngói tranh. Dù bằng chất liệu gì thì chúng đều được lợp một lớp dày. Mục đích là để cố định lại bộ khung nền nhà, cách nhiệt bên trong.

Xung quanh nhà ruồng sẽ là khu vực vườn. Cây cối trong vườn được trồng theo hướng Đông, Tây. 

Kết cấu và công năng Nhà Rường ở Huế

Trong kết cấu nhà rường Huế, điều cần chú ý là bộ giàn trò và khung gỗ – sườn chống đỡ cho ngôi nhà. Tổ hợp các cột – kèo – xuyên – trến – xà – đòn phải thật chặt chẽ mới có thể định hình được bộ khung chắc chắn cho cả ngôi nhà. Bộ giàn trò phải được đặt trên các tảng đá vuông.

Gian giữa nhà rường Huế
Gian giữa nhà rường Huế

Phần nền của các ngôi nhà rường thường được làm từ vật liệu chính là đất sạch cùng vôi, tro. Vật liệu này giúp nền của ngôi nhà không bị tấn công bởi mối mọt. Đồng thời, nó cũng tạo thành một độ cứng vững chắc, không dễ bị nứt ra. 

Dưới thời nhà Nguyễn, các nhà giàu thường tráng nền nhà bằng đá thanh, đá cẩm thạch. Trong khi đó, những gia đình bình thường sẽ dùng đất – tro – vôi hoặc dùng đá tổ ong.

Đa phần các nhà rường Huế sẽ có 3 gian 2 chái. Ở chính giữa nhà còn có 1 cột cái. Nhiệm vụ của cây cột này là liên kết các kèo và đỡ khung, mái nhà. Tất cả các cột trong nhà đều được chia thành 3 gian rõ ràng. Gian chính giữa nhà thường có diện tích lớn nhất. Không gian này được dùng cho mục đích là đón tiếp các vị khách, thờ cúng tổ tiên. Gian chính giữa cũng là nơi nghỉ ngơi của đàn ông trong gia đình.

Hai 2 bên cạnh có diện tích nhỏ hơn. Phụ nữ và trẻ con thường sinh hoạt, ngủ nghỉ ở 2 gian này. Nhìn vào kết cấu và công năng của nhà rường này, chúng ta có thể thấy rõ được chế độ trọng nam khinh nữ ngày xưa. 

TOP những kiến trúc Nhà Rường cổ nổi tiếng ở Huế

Đi theo Tour Huế chắc chắn bạn sẽ được giới thiệu về các công trình nhà rường nổi tiếng nơi đây! Trong trường hợp bạn đi du lịch Huế tự túc thì có thể tự tìm hiểu và dành thời gian để khám phá các kiến trúc nhà rường độc đáo dưới đây:

Nhà vườn An Hiên

Nhà rường Huế này tọa lạc tại số 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên, Xuân Hòa, Hương Long, Huế. Để bước vào nhà vườn An Hiên khám phá kiến trúc nhà rường cổ du khách sẽ cần mua vé vào với giá là 200.000 VNĐ. 

Nhà vườn An Hiên - Lưu giữ các kiến trúc đặc trưng của nhà rường Huế
Nhà vườn An Hiên – Lưu giữ các kiến trúc đặc trưng của nhà rường Huế

Nhà vườn này từ trước đến nay vẫn luôn được coi là công trình đặc sắc và tiêu biểu nhất cho top các ngôi nhà rường cổ ở mảnh đất cố đô. Nhà rường Huế này có kiến trúc 3 gian 2 chái. Bao lấy ngôi nhà là khuôn viên vườn rợp bóng cây cảnh và hoa lá. Toàn bộ khung cảnh nơi đây toát lên vẻ cổ kính và bình yên hiếm có.

Cafe Nhà Rường Vỹ Dạ xưa – Cafe nhà rường Huế

Một địa điểm khác cho bạn chiêm ngưỡng kiến trúc nhà rường Huế là quán Cafe Vỹ Dạ xưa. Không gian quán này mang đậm nét đẹp cung đình Huế xưa và toát lên vẻ cổ kính hiếm có. Trong khuôn viên quán được thiết lập với các cây cầu bắc ngang qua lạch nước. 

Khung cảnh bên trong quán Cafe Vỹ Dạ xưa
Khung cảnh bên trong quán Cafe Vỹ Dạ xưa

Chúng cho phép du khách đắm mình trong khung cảnh bình yên của sông nước và tận hưởng hương thơm từ ly cafe trong quán. Nếu như bạn đang cố gắng tìm kiếm một chốn thanh bình, gột rửa tâm hồn và hiểu thêm về văn hóa ở Huế thì cafe Vỹ Dạ xưa là gợi ý tốt nhất.

Xem thêm: Kinh nghiệm khám phá Tử cấm thành Huế trong 1 ngày

Cafe Nhà Rường Nam Giao Hoài Cổ Huế

Quán cafe Nam Giao Hoài Cổ cũng là một trong những công trình kiến trúc nhà rường Huế đặc trưng. Quán cafe này còn được ví như một vườn thượng uyển chỉ thấy trong cung đình xưa. Nơi đây có đầy đủ cây xanh, hoa lá cành, hòn non bộ. Các lối đi được lát gạch đá sạch sẽ và bố trí nhiều hàng cây xanh giúp cho quán luôn có được không gian thanh tịnh nhất. 

Cảnh sắc tuyệt đẹp ở quán cafe nhà rường Nam giao
Cảnh sắc tuyệt đẹp ở quán cafe nhà rường Nam giao

Ghé thăm nhà rường Huế này, từ từ nhâm nhi tách cafe, nhìn ngắm kiến trúc nhà cổ. Sau đó, đưa mắt ra xa nhìn ngắm khung cảnh non nước hữu tình. Đây chắc chắn là những trải nghiệm mà bạn khó lòng tìm được ở bất cứ nơi nào khác.

Nằm gần với quán cafe này còn có nhiều địa điểm du lịch Huế hấp dẫn khác mà bạn nên kết hợp tham quan như:

Nhà rường Huế hiện tại được xem là một di sản quý báu của mảnh đất cố đô. Các ngôi nhà rường hiện nay đang được trùng tu để bảo tồn các giá trị văn hóa, kiến trúc cổ xưa. Tour Đà Nẵng City tin rằng, trong tương lai, thế hệ con cháu sẽ ngày càng thêm yêu mến lối kiến trúc cổ này!

Rate this post
Bài viết liên quan