Chùa cầu duyên là địa chỉ tín ngưỡng tâm linh quen thuộc của rất nhiều người độc thân, đặc biệt vào dịp Tết đến xuân về. Chưa biết đi chùa cầu duyên có người yêu, bạn đời hay không nhưng đến đây bạn nhận được nhiều điều giá trị hơn thế.
Cùng Tour Đà Nẵng City điểm danh những ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,… nổi tiếng linh thiêng nhé.
Chùa Hà- chùa cầu duyên Hà Nội
- Địa chỉ: 86 phố Chùa Hà, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Ở Hà Nội không ai là không biết tới chùa Hà. Chùa Hà còn có tên gọi khác là Thánh Đức Tự được xây dựng dưới thời vua Lý Thánh Tông. Không kể ngày rằm, mùng 1, tết Nguyên đán đến chùa Hà bất cứ thời điểm nào bạn đều thấy đông đảo khách thập phương.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử là bấy nhiêu lần ngôi chùa được trung tu, sửa chữa. Nhưng ngôi chùa vẫn giữ được vẻ đẹp của một công trình kiến trúc cổ.
Chùa Phúc Khánh- chùa cầu duyên ở Hà Nội
Chùa Phúc Khánh mang dáng dấp của những công trình kiến trúc phật giáo ở vùng Bắc Bộ
- Địa chỉ: cầu vượt Ngã Tư Sở, Thịnh Quang, Đống Đa, Hà Nội
Một ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội khác ngoài chùa Hà đó là chùa Phúc Khánh. Chùa Phúc Khánh nổi tiếng không kém chùa Hà. Chùa Phúc Khánh có từ thời Hậu Lê.
Ngôi chùa có kiến trúc thờ Phật truyền thống, lưu giữ nhiều bảo vật quý. Đây cũng là nơi tổ chức lễ cầu an, dâng sao giải hạn lớn nhất của người dân thủ đô.
Chùa Ngọc Hoàng- chùa cầu duyên ở Sài Gòn
Chùa Ngọc Hoàng được trang trí rực rỡ rất khác với ngôi chùa cổ của người Việt
- Địa chỉ: 73 Mai Thị Lưu, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
Chùa Ngọc Hoàng (chùa Phước Hải) được xây dựng từ những năm đầu thế kỉ XX. Kiến trúc của chùa chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa. Chùa mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Thời gian từ 7h- 18h.
Nhiều người tin rằng đi chùa Ngọc Hoàng thành tâm sờ vào bức tượng Thánh Mẫu, tượng Ông Tơ và tượng Bà Nguyệt là có được tình duyên. Cũng có không ít người tới đây chỉ đơn thuần là để vãn cảnh và tịnh tâm.
Một số khác lại chụp cho mình những bức ảnh kỉ niệm đẹp. Ngôi chùa này cũng từng là nơi ghé thăm của tổng thống Mỹ Obama khi ông sang Việt Nam (5/2016).
Chùa Linh Ẩn Tự Đà Lạt là địa chỉ cầu duyên quen thuộc của nhiều bạn trẻ
Chùa Bà Ấn Độ- chùa cầu duyên ở TPHCM
Chùa Bà Ấn Độ chính là đền thờ của người theo đạo Hindu
- Địa chỉ: số 45, đường Trương Định, quận 1, gần chợ Bến Thành
Chùa Bà Ấn Độ hay còn có tên gọi khác là đền bà Mariamman là một công trình kiến trúc Hindu giáo. Chùa được người Ấn Độ gốc xây dựng đầu thế kỉ XX nằm giữa trung tâm Sài Gòn.
Sở dĩ có tên gọi là Chùa Bà là vì trong đền thờ bà Mariamman, một vị thần của mùa màng và hôn nhân, sức khỏe. Đền thờ bà Mariamman là thánh địa của người Ấn Độ.
Ngày nay, chùa mở cửa đón tiếp nhiều du khách thập phương. Để cầu nguyện bất kể người theo đạo hay không đều dang rộng 2 tay chạm và úp mặt vào phiến đá. Người đi chùa khi ra về còn nhận được lộc là cánh hoa cùng chút gạo, muối.
Chùa Linh Ứng Sơn Trà- chùa cầu duyên ở Đà Nẵng
Kiến trúc của chùa Ling Ứng Sơn Trà rất riêng
- Địa chỉ: Bán đảo Sơn Trà, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng
Chùa Linh Ứng Sơn Trà là một trong 3 chùa Linh Ứng nổi tiếng ở Đà Nẵng. 2 chùa Linh Ứng còn lại là chùa Linh Ứng Non Nước Ngũ Hành Sơn và chùa Linh Ứng Bà Nà hills.
Chùa Linh Ứng Sơn Trà có quy mô rộng 20ha, lưng tựa vào núi và mặt hướng ra biển. Trong khuôn viên của chùa có bức tượng Phật Quan Thế Âm cao 67m. Đây là bức tượng phật cao nhất nước ta ở thời điểm hiện tại.
Khách đến chùa vừa là để viếng cảnh tham quan vừa là cầu sức khỏe, bình an và hạnh phúc. Từ đây, du khách dễ dàng di chuyển tới nhiều địa danh du lịch nổi tiếng khác. Ví dụ như: Bãi Bụt, cây đa nghìn năm, đỉnh Bàn Cờ,….
Chùa Quan thế âm Đà Nẵng
Bức tượng Phật cao 25m làm bằng pha lê
- Địa chỉ: số 48 Sư Vạn Hạnh, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Năm 1957 chùa Quan âm được hòa thượng Thích Pháp Nhãn cho xây dựng. Ngôi chùa nằm ngay dưới chân núi Kim Sơn.
Ngay khi đặt chân vào cửa chùa, bạn thấy choáng ngợp trước một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh. Mặc dù là chùa cầu duyên nổi tiếng song chùa Quan Thế Âm không ồn ào mà là không gian tĩnh lặng.
Chùa Thiên Mụ- chùa cầu duyên ở Huế
Chùa Thiên Mụ có lịch sử 400 năm
- Địa chỉ: làng An Ninh Thương, phường Kim Long
Chùa Thiên Mụ tọa lạc trên đồi Hạ Khê nằm bên dòng sông Hương hiền hòa, thơ mộng. Chùa Thiên Mụ Huế được mệnh danh là “Đệ nhất cổ tự”.
Ngôi chùa gắn liền với những lời đồn thổi bí ẩn ai oán tình duyên. Ngày nay, chùa Thiên Mụ còn là một địa danh du lịch yêu thích của nhiều du khách gần xa. Kiến trúc và không gian trong chùa đều mang vẻ đẹp trang nghiêm, thanh tịnh.
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát- chùa cầu duyên ở Vũng Tàu
Bên ngoài chùa Quan Thế Âm Bồ Tát, Vũng Tàu
- Địa chỉ: đường Trần Phú (Bãi Dâu), thành phố Vũng Tàu
Ở Vũng Tàu cũng có một ngôi chùa cầu duyên, cầu sức khỏe và may mắn nổi tiếng không kém đó chính là chùa Quan Thế Âm Bồ Tát. Chùa được dựng vào năm 1976 và lần trùng tu lớn nhất vào năm 1993.
Chùa có kiến trúc đơn giản nhưng có bức tường, cột và tượng được chạm khắc kì công. Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát không phải là một ngôi chùa cổ lịch sử lâu đời nhưng lại là địa chỉ dừng chân của nhiều du khách.
Chùa Duyên Ninh- Ninh Bình
Chùa Duyên Ninh cổ kính nép mình bên dãy núi xưa
- Địa chỉ: thôn Chi Phong, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình vốn được biết tới là vùng đất có nhiều chùa chiền lớn linh thiêng như chùa Bái Đính Tràng An. Song nếu bạn muốn cầu duyên thì bạn nên tới chùa Duyên Ninh.
Chùa Duyên Ninh là chùa cổ 1000 năm tuổi, nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An. Tương truyền rằng đây cũng là nơi Hoàng Hậu Phất Ngân tác hợp cho rất nhiều cặp đôi. Khách đến chùa phần lớn là các bạn trẻ dâng lòng thành tâm cầu mong tình duyên suôn sẻ.
Chùa Lôi Âm- chùa cầu tình duyên Quảng Ninh
Chùa Lôi Âm, ngôi chùa tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài
- Địa chỉ: phường Đại Yên, thành phố Hạ Long. tỉnh Quảng Ninh
Chùa Lôi Âm là địa chỉ cầu duyên cuối cùng mà team Tour Đà Nẵng city giới thiệu với bạn. Vào thế kỉ XV dưới thời vua Lê Thánh Tông đã có chùa Lôi Âm. Lôi Âm có nghĩa là “tiếng Phật.
Chùa rộng 100m2 có giếng thiêng, suối giải oan và nhiều hang động. Chùa nằm ẩn mình trên đỉnh núi cao 500m so với mực nước biển. Vì vậy du khách vượt qua 5 ngọn đồi và đi bộ gần 1 tiếng đồng hồ mới đặt chân lên tới chùa. Hoặc du khách cũng có thể chọn cách lên chùa bằng đường cáp treo.
Đi chùa cầu duyên là một nét đẹp trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt. Tour Đà Nẵng city hi vọng thông tin chia sẻ trên gợi ý cho bạn điểm đến mới cùng người thân.
Bạn có biết: đâu là ngôi chùa lớn nhất thế giới?