Nếu bạn đang lên kế hoạch chinh phục mảnh đất Huế thân thương thì đừng quên ghé thăm chùa Diệu Đế nhé! Đây là một trong 3 ngôi chùa quốc tự ở xứ Huế còn tồn tại đến ngày nay. Ghé thăm ngôi chùa này chắc chắn sẽ cho bạn những trải nghiệm ý nghĩa và khó quên nhất.
Chùa Diệu Đế toạ lạc ở đâu?
Chùa Diệu Đế nằm ngay bên cạnh dòng sông Hộ Thành, gần cầu Gia Hội. Nó nằm cụ thể ở số 100B đường Bạch Đằng, phường Phú Cát, thành phố Huế. Vị trí đắc địa này đã mang đến cho chùa cảnh quan tươi mát và hết sức thoáng đãng. Cho đến thời điểm hiện tại, chùa Diệu Đế vẫn luôn là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng.
Nếu xuất phát từ trung tâm Huế, bạn chỉ cần chạy xe dọc theo đường Hà Nội. Sau đó, qua cầu Phú Xuân, rẽ trái vào đường Trần Hưng Đạo rồi đi thẳng đường Bạch Đằng. Sau đó, bạn sẽ thấy biển chỉ dẫn vào chùa Diệu Đế và tiến vào đó khoảng 500m là tới.
Lịch sử xây dựng Chùa Diệu Đế
Trước đây, chùa Diệu Đế là nhà của ông ngoại vua Thiệu Trị. Sau khi lên ngôi, nhà vua đã cho xây dựng thành chùa Diệu Đế, tôn tạo và sắc phong làm Quốc Tự.
- Tháng 6/1885, vua Hàm nghi đã cho triệt giải các chùa Giác Hoàng trong kinh thành và bắt đầu chuyển tượng Phật ra thờ tại chùa Diệu Đế. Sau đó một khoảng thời gian kinh đô thất thủ, phủ đường Thừa Thiên bị Pháp chiếm đóng.
- Năm 1887. nhiều dãy nhà bị triệt bỏ. Chùa lúc này chỉ còn lại điện Đại Giác và gác Đạo Nguyên.
- Năm 1910, gác Đạo Nguyên cùng với 2 lầu chuông trống bị dẹp bỏ. Chùa Diệu Đế ngày càng xuống cấp. Mãi đến năm 1930, trong phong trào chấn hưng Phật giáo, chùa Diệu Đế đã được dùng để làm trụ sở của Hội Phật Học An Nam.
- Năm 1950, điện Đại Giác đã được xây dựng lại và đổi tên thành điện Đại Hùng.
- Năm 1953, hòa thượng Diệu Hoàng đã trùng tu lại chùa dưới sự hỗ trợ của các bà Từ Cung và phật tử tứ phương.
- Năm 2018, Quốc tự Diệu Đế đã được khởi công đại trùng tu. Phần chánh điện cũ vẫn luôn được giữ lại nguyên vẹn.
Khám phá nét độc đáo trong lối kiến trúc Chùa Diệu Đế ở Huế
Trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, chùa Diệu Đế vẫn giữ được khá nhiều pháp bảo quan và giữ được nét kiến trúc mang đậm đặc trưng cung đình.
Tổng quan kiến trúc Chùa Diệu Đế Huế
Quốc tự Diệu Đế mang nét kiến trúc độc đáo. Diện tích của chùa rộng khoảng 2.500m2, có la thành bao bọc xung quanh. Khi vừa mới được xây dựng, chùa có tới 10 công trình kiến trúc độc lạ. Chùa gồm có 4 lầu: 2 lầu chuông, 1 lầu trống và 1 lầu bia.
Chính điện của chùa là Đại Giác, phía bên trái là Thiền Đường, phía trước là Đạo Nguyên, phía sau là 2 lầu chuông trống, chính giữa là lầu hộ Pháp. Sân trong của chùa có La Thành được xây dựng kiến cố với Phượng môn 3 cửa phía trước.
Trước đây, khi kinh đô thất thủ, chùa Diệu Đế bị triệt hạ khá nhiều dãy nhà. Phía ngoài cổng La Thành đã được xây dựng thêm bốn trụ biểu. Ở thời điểm hiện tại, chùa Diệu Đế còn chính điện, 2 bên đặt Bát Bộ Kim Cang, phía sau có nhà khách, bếp. Sân ngoài là nhà bia, chuông, cổng tham quan và lầu hộ pháp.
Điện Đại Hùng
Bên cửa trái của điện có treo biển đề Đại Giác Điện. Cửa phải của điện treo Đại Nguyên Các. Cả 2 tấm biển này đều làm bằng đồng. Ở cửa chính của điện có treo bức hoành Diệu Đế Quốc Tự.
Phần chính giữa của đại diện có 4 cột lớn làm bằng xi măng cốt sắt, các cột và cây trần. Đi từ phía trái vào sẽ thấy trú xứ của vị trụ trì chùa Diệu Đế. Bên phải từ cổ lâu đi vào là trú xứ của các chư tăng, học tăng. Sâu bên trong đại điện là bàn thờ tổ.
Bức tranh “Long Vân Khế Hội”
Bức tranh Long Vân Khế Hội đã được trung tâm sách kỷ lục Việt ghi nhận là Bức tranh vẽ trên trần chính điện xưa và lớn nhất Việt Nam. Bức tranh này vẽ 5 con rồng ẩn hiển trong các tầng mây ở điện Đại Giác cùng với 4 con rồng quấn quanh 4 trụ lớn.
Chiều dài của bức tranh này ước chừng là 10m, rộng 11m. Chất liệu của bức tranh Long Vân Khế Hội là sơn gốc nước. Loại sơn này có độ kết dính cao với xi măng và có độ bền vô cùng tốt. Long Vân Khế Hội tái hiện một cách rõ nét hình tượng rồng với rất nhiều đường cong uốn lượn.
Thân rồng và lông rồng có đầu nhọn. Đầu rồng được vẽ to, tròn, mũi nở, miệng lớn, thân dài… Các tầng mây trong bức tranh được sắp xếp một cách tỉ mỉ theo từng mảng đậm nhạt khác nhau. Bức tranh này thể hiện quyền uy của bậc Đế Vương, chí khí của người quân tử.
5 con rồng ở tầng điện Đại Giác thể hiện rõ sự vững chãi, hài hòa với thiên nhiên, đất trời. 4 con rồng quấn quanh cột tượng trưng cho sự viên mãn, bền vững và những điều tốt đẹp. Trong tiếng Hán, 9 con rồng là cửu nghĩa là trường tồn, bền vững.
Số lượng móng rồng được biết đến là đại diện của mức độ cao quý của rồng. Rồng 5 móng sẽ biểu tượng cho vua chúa. Rồng 4 móng dành cho những người trong hoàng lộc. Rồng 3 móng ám chỉ quan viên. Trong bức tranh có 8 con rồng có 5 móng và 1 con rồng 4 móng.
Đại Hồng Chung – Chuông chùa ghi dấu ấn Triều Nguyễn
Đại Hồng Chung được tôn trí tại chung lâu nằm gần cổng Tam Quan. Dựa theo châu bản triều Nguyễn thì việc tạo chuông được trụ trì bởi vua Thiệu Trị. Từ lúc khởi ý cho đến chú tạo đúc chuông kéo dài hơn 2 tháng.
Sau khi đúc xong hoàn tạ thì có thiết đại trai đàn trong vòng 7 ngày. Mục đích của việc thiết đại trai đàn này là cầu siêu chẩn tế, cầu quốc thái dân an. Đại hồng chung kiểu thức này vô cùng độc đáo, có hội tụ đủ đầy tam giáo, hoa văn trang trí và bài minh chung.
Đại hồng chung thứ 2 được đặt trong lầu chuông tiền đường chùa Diệu Đế. Nó được dùng để đánh chuông sáng sớm và các ngày lễ lớn.
Văn Bia
Chùa Diệu Đế có văn bia chủ yếu được vua Thiệu trị ngự đề vào tháng 7 năm 1846. Văn bia đá cao 1,90m, rộng 1,07m. Nó được đặt trên bệ cao 0,65m và để trong nhà bia phía bên phải của sân chùa. Ngoài phần đề tựa, nói về lý do dựng chùa, tạo tượng, khuyến giáo thì nó còn đi kèm với 7 bài thơ ngự chế chùa Diệu Đế với thể loại thất ngôn bát cú.
Lưu ý tham quan chùa Diệu Đế ở Huế
Chùa Diệu Đế là một nơi tâm linh vì thế, du khách cần ghi nhớ:
- Trang phục: Mặc những bộ đồ kín đáo, lịch sự. Bạn không nên diện những bộ trang phục hở hang, gây phản cảm. Nên hạn chế những bộ quần áo có màu sắc quá sặc sỡ, nhiều chi tiết, rườm rà.
- Lời nói, hành động: KHông nên cười đùa, chạy nhảy trong khuôn viên chùa. Điều này làm mất trật tự chùa, ảnh hưởng đến du khách khác và làm mất đi sự tôn nghiêm vốn có của chùa.
- Không tự ý sử dụng hoặc lấy các đồ dùng của nhà chùa.
Bên cạnh những lưu ý trên, bạn có thể xem xét kết hợp khám phá Đà Nẵng – Phố cổ Hội An, …
Địa điểm du lịch gần Chùa Diệu Đế mà bạn có thể kết hợp khám phá
Dựa theo kinh nghiệm du lịch Huế của rất nhiều du khách thì bạn nên bỏ túi một số địa điểm gần với chùa Điệu Đế như sau:
- Chùa Thiên Mụ: Ngôi chùa được mệnh danh là Đệ Nhất Cổ Tự ở xứ Huế với nhiều nét văn hóa kiến trúc độc đáo. Chính điện của chùa hướng ra dòng sông Hương thơ mộng. Do đó, chùa không đơn giản là địa điểm tâm linh mà còn là thắng cảnh đẹp ở cố đô.
- Đại nội Huế: Tọa lạc ngay trên đường 23/8, phường Thuận Hòa. Đại nội huế nằm trong quần thể di tích Cố đô và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Đại nội Huế vốn là nơi sinh hoạt của vua chúa nhà Nguyễn. Quy mô và kiến trúc của điểm đến này chắc chắn sẽ khiến các du khách phải thốt lên kinh ngạc.
- Lăng Khải Định: Đây là 1 trong những lăng tẩm đẹp nhất ở Huế và là nơi an nghỉ của vua Khải Định. Lăng có 127 bậc thang và ghi điểm với du khách bởi các công trình cổng Tam Quan, Nghi Môn, sân Bái Đính, cung Thiên Định…
Kết luận
Ở thời điểm hiện tại, chùa Diệu Đế đã không còn tráng lệ như trước. Thế nhưng, nó vẫn mang nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và tâm linh sâu sắc. Đi du lịch Huế, nếu bỏ lỡ điểm đến nay chắc chắn là một thiếu sót lớn của bạn.
Kinh nghiệm du lịch rừng dừa Bảy Mẫu
Thăm Chùa Thiền Lâm Huế – Góc yên bình nơi “Xứ Chùa Vàng”