Chùa Huyền Không Sơn Thượng – Lạc bước chốn tiên cảnh xứ Huế

Du lịch Huế tuyệt đối không được quên ghé thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng! Đây là lời khẳng định của rất nhiều phượt thủ khi đến Huế và đã đặt chân ghé thăm chùa Huyền Không Sơn Thượng. Lý do là gì? Cùng Tour Đà Nẵng City tìm kiếm câu trả lời ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế toạ lạc ở đâu?

Chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm tại thôn Đồng Chầm, phường Hương Hồ, thị xã Hương Hà, Thừa Thiên Huế. Bao quanh chùa là rừng thông Vạn Tùng Sơn cùng với nhiều dãy núi hùng vĩ khác. 

Đường đi vào chùa, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến phong cảnh hài hòa. Tất cả như tạo nên một bức tranh thủy mặc, chỉ có tiếng chim hót, tiếng côn trùng kêu lao xao… Chúng khiến cho du khách được thả lỏng tâm trí, thoải mái tận hưởng không khí trong lành.

chùa huyền không sơn thượng huế
Ngắm nhìn vẻ đẹp xuất thần của ngôi chùa Huyền Không Sơn Thượng

Cách đến chùa cũng không quá khó. Từ trung tâm thành phố, bạn chỉ cần di chuyển theo hướng đường Kim Long. Sau đó, qua chùa Thiên Mụ và đi thẳng hết đường Văn Thánh để qua cầu Xước Dũ. 

Lúc này, bạn cũng đồng thời đặt chân đến địa phần của thôn Đồng Chầm. Bạn chỉ cần chạy xe khoảng 250m nữa, sẽ thấy tấm biển chỉ đường đến chùa. Hãy đi theo bảng chỉ dẫn bạn sẽ đến được chùa Huyền Không.

Để tới đây, nếu bạn không vững tay lái thì có thể đi ô tô để ngắm toàn cảnh núi non Triều Sơn Phương và hít thở bầu không khí trong lành nhé!

Điểm qua dấu mốc lịch sử Huyền Không Sơn Thượng

Chùa Huyền Không được biết đến là một trong số những ngôi chùa linh thiêng nhất ở Huế. Lịch sử hình thành của chùa cũng được ghi chép đầy đủ, cụ thể:

  • Năm 1976: Ngài Viên Minh đã tiến hành đề cử thượng tọa Giới Đức giữ chức vụ trụ trì chùa Huyền Không Sơn Thượng.
  • 1978: Chùa được di dời từ Hải Vân – Lăng Cô về thôn Nhan Biểu – Hương Hồ. Nhà sư chịu trách nhiệm thiết kế chùa lúc này có tên là Giới Đức.
  • 1992: Sư Giới Đức đã nhượng chức trụ trì cho Đại Đức Pháp Tông. Dưới bàn tay của Đại Đức Pháp Tông, chùa Huyền Không đã ngày càng được hoàn thiện và có nét đẹp như hiện tại.

Ghé thăm Chùa Huyền Không Huế thời điểm nào lý tưởng nhất?

Nhiều du khách cho rằng, việc đi chùa thì không cần quan tâm quá nhiều đến yếu tố thời tiết. Tuy nhiên, chùa Huyền Không Sơn Thượng nằm cách khá xa trung tâm thành phố. Dọc đường đi lại có khá nhiều đoạn đèo dốc và trơn trượt. Chính vì thế, du khách cần phải để tâm nhiều đến thời điểm du lịch nhé!

Thời điểm du lịch Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Thời điểm du lịch Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế lý tưởng từ tháng 2 – tháng 9

Dựa theo kinh nghiệm du lịch Huế của nhiều người thì, khoảng thời gian lý tưởng nhất để bạn tham quan ngôi chùa này là từ tháng 2 đến tháng 9 hàng năm. Vào khoảng thời gian này, Huế thường khô ráo, trời ít mưa nên đặc biệt thuận lợi cho quá trình tham quan chùa của du khách.

Đặt ngay Tour du lịch Đà Nẵng giá rẻ trọn gói tại Tourdanangcity.vn

Khám phá không gian Huyền Không Sơn Thượng ẩn mình giữa non xanh

Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế được xây dựng với nét kiến trúc độc đáo. Nếu ghé thăm chùa khi kết hợp du lịch Tour Huế, các bạn nên dành thời gian để khám phá khuôn viên chùa nhé!

Khuôn viên tựa tranh thuỷ mặc mê đắm lòng người

Nhìn từ trên cao, chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế giống hệt như một bức tranh thủy mặc, bởi bao quanh chùa là thiên nhiên rộng lớn. Tới đây, du khách có thể cảm nhận rõ rệt không khí trong lành, lắng nghe được tiếng côn trùng kêu râm ran, chim hót rộn ràng.

khuôn viên chùa huyền không sơn thượng huế
Bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp đến từ khuôn viên Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế

Trong khuôn viên của chùa có rất nhiều tiểu cảnh, nổi bật nhất là:

  • Vườn cỏ đá: Diện tích của vườn cỏ đá lên đến 500m2, nhiều đá xám, cỏ xanh. Đây là khu vực mà các nhà sư dùng để luyện tập võ, đàm đạo và ngâm thơ.
  • Ngũ hồ: Là 5 hồ nước lớn nằm bên trong chùa. Hồ lớn đầu tiên là Thủy Nguyệt Đàm, nuôi rất nhiều cá và trồng các loài hoa súng ở trên. Cứ mỗi tháng 9 hoặc cuối năm hoa súng sẽ nở rộ khiến hồ trở mang một nét đẹp thơ mộng đến lạ kỳ. Hồ thứ hai có tên là Sơn Ảnh Hồ. Hồ có thể soi được bóng núi phía xa và có chiếc cầu đơn sơ cho bạn thoải mái check in. Hồ thứ ba có tên là hồ Vọng Oa Đàm. Tại hồ có nhiều chiếc bàn lớn nhỏ khác nhau được xây dựng cho du khách dừng lại nghỉ chân, uống trà, đàm đạo. 2 hồ còn lại nằm rải rác trong khuôn viên.
  • Thư Pháp Đình: Vốn là một cụm ngôi nhà thủy tại có 5 mái. Chúng được xây dựng với mục đích chính là bày thư pháp cùng với các câu thơ. Khu vực này được các tăng ni, phật tử thường xuyên lui tới để thưởng ngoạn và làm thơ.

Chùa Thiên Mụ Huế | Điểm Tham Quan Tâm Linh Lý Tưởng Và Bí Ẩn

Nghinh Lương Đình

Nghinh Lương Đình được xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo, có không gian 3 mặt trống. Xung quanh khu vực này có nhiều chậu hoa sứ, hoa lan, hoa đại hàng với tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Ngoài ra, ở Nghinh Lương Đình cũng có khá nhiều thư pháp Việt – Hán và các bức tranh hội họa, ảnh về thiên nhiên.

Nghinh Lương Đình - nơi dừng chân nghỉ ngơi, hưởng trà đàm đạo
Nghinh Lương Đình – nơi dừng chân nghỉ ngơi, hưởng trà đàm đạo

Nghinh Lương Đình từ trước đến nay vẫn luôn được sử dụng cho mục đích chính là làm nơi dừng chân nghỉ ngơi, thưởng thức trà, đàm đạo cho các du khách gần xa.

Khu Chánh Điện

Để vào khu chánh điện của chùa Huyền Không Sơn Thượng, du khách buộc phải đi qua cổng Phương Thảo Địa. Tên gọi khác của chánh điện là chùa ngoài. Bởi vì, nó được xây dựng với căn nhà nhỏ giản dị, có ngói màu gụ.

Khi đi sâu vào bên trong, nhìn tổng quan bạn có thể thấy rõ nét lối kiến trúc Việt Cổ ở hàng cột gỗ, tường, vách và bệ thờ. Nhìn một cách tổng quan thì, màu sắc chủ đạo của chùa vẫn được giữ nguyên. Bạn sẽ thấy nét mộc mạc, nguyên thủy và thích thú với khoảng không gian cổ kính này.

Không gian khu Chánh Điện mộc mạc, giản dị tại chùa Huyền Không
Không gian khu Chánh Điện mộc mạc, giản dị tại chùa Huyền Không

Sau khi đi qua cổng, phần chính giữa chánh điện bạn sẽ thấy điện thờ Phật Thích Ca. 2 bên lần lượt là Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên và các vị Thánh Tăng khác. Sau lưng tượng có bức thư pháp lớn và cả 2 bình hoa to.

Chánh điện cũng là nơi mà mọi người có thể đến dâng hương, cầu bình an, sức khỏe. Vì thế, nếu có cơ hội đến, bạn đừng quên thắp nén nhang và nguyện cầu nhé!

Chùa Thánh Duyên Huế – Ngôi chùa cổ ẩn khuất giữa rừng núi

Am Mây Tía (Tử Vân Am)

Am Mây Tía được biết tới là nơi ở, thư phòng tiếp khách và thực hành thư pháp của trụ trì. Nếu bạn là một người yêu thích văn chương thi phú, có hứng thú với nghệ thuật thư pháp thì có thể ghé Am để chiêm ngưỡng nhé!

Đồng thời, đến đây, bạn cũng sẽ có cơ hội đàm đạo, bình thơ và khoe chữ với các du khách, trụ trì, rất thú vị.

Tĩnh Trai Đường

Tĩnh Trai Đường được xây dựng ở phía sau chùa. Khu vực này thường được dùng với mục đích chính là nấu nướng. Diện tích của Tĩnh Trai Đường lên đến 120m2. Khu vực này được xây dựng theo phong cách nhiều ngôi nhà nằm liền kề nhau.

Mỗi khi có lễ lớn như Phật Đản, Vu Lan thì ngôi chùa vẫn luôn chứa được hàng trăm các Phật tử khắp nơi đến tham dự lễ.

Tĩnh Trai Đường
Tĩnh Trai Đường là nơi các nhà sư nấu ăn

Khu vực nhà khách

Nhà khách chùa Huyền Không Sơn Thượng được xây dựng với lối thiết kế mở. Công trình chủ yếu bằng gỗ, ngói, có bàn và các loại thảm sạch sẽ. Nhà khách là nơi dừng chân của du khách. Nếu bạn đến chùa có thể dành thời gian nghỉ ngơi tại đây.

Ngoài ra, nhà khách của chùa còn là nơi để các tăng ni, phật tử nghỉ ngơi, gặp gỡ đàm đạo.

Chúng Hoà Đường

Đây là khoảng không gian được xây dựng để các chư tăng và chúng điều ở. Ngay ở cổng vào, bạn sẽ thấy câu đối “Sạch đẹp sân vườn công mật độ/Tốt lành nhân khẩu đức huân tu”. Rất nhiều du khách thích thú với khung cảnh ở Chúng Hòa Đường và ghé thăm check in.

Thanh Tâm Viên

Thanh Tâm Viên trong chùa Huyền Không Sơn Thượng được biết đến là khu vực cây cầu đi tới trước tòa Phật điện. Ở trên cây cầu bắc qua chiếc ao sen nhỏ, khi nhìn xuống bạn sẽ phát hiện những bông hoa súng tím ngát trên mặt hồ. 

Vãng cảnh Thanh Tâm Viên tại Chùa
Vãng cảnh Thanh Tâm Viên tại Chùa

Sau khi đi qua cầu, bạn sẽ tới trước tòa Phật điện và được tận mắt chứng kiến những giỏ hoa phong lan đủ đầy màu sắc rực rỡ. Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng chiếc cây sứ, thiên tuế, cây cổ thụ hàng trăm tuổi…

Chùa Phật Đứng Huế – Chốn Linh thiêng Cổ kính Lâu đời ở Cố Đô

Lưu ý gì khi ghé thăm Chùa Huyền Không Sơn Thượng ở Huế

Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế vốn là một nơi linh thiêng. Chính vì thế, khi ghé thăm chùa, du khách nên chú ý những điều dưới đây:

Lưu ý những kinh nghiệm khám phá chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
Lưu ý những kinh nghiệm khám phá chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế
  • Không được phá hoại hay có bất cứ hành vi nào gây hại đến các công trình, cảnh quan và không gian chùa.
  • Không làm ồn hay gây tiếng động lớn ảnh hưởng đến quá trình tu hành của các nhà sư.
  • Khi vào chùa, các bạn nên tắt âm điện thoại, hạn chế nói chuyện lớn tiếng để tránh ảnh hưởng đến việc tham quan của các du khách khác.
  • Chùa sẽ có một số khu vực du khách không được bước vào. Vì thế, các du khách nên đọc kỹ nội quy và tuân thủ nhé!
  • Nếu muốn đóng góp công đức cho chùa, hãy bỏ trực tiếp vào hòm, không đưa tận tay cho các sư thầy, tăng ni.
  • Chùa được bao bọc bởi rừng, cây cối nên khá khó tìm. Nếu bạn đi thì cần lên lịch trình và tham khảo cung đường nhé!

Chùa Huyền Không Sơn Thượng Huế đẹp nhất là khi chiều tà buông xuống. Vì thế, nếu có cơ hội ghé thăm, du khách đừng xuống vội, hãy từ từ tận hưởng cái đẹp của chùa và cầu mong những điều tốt lành nhất nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan