Chùa Phước Lâm Hội An – Ngôi chùa cổ niên đại hơn 200 năm

Chùa Phước Lâm Hội An nổi bật với nét đẹp cổ kính, trầm mặc. Ngôi chùa thiên niên cổ này là chốn thanh tịnh mà rất nhiều người dân Hội An cũng như khách du lịch lui tới. Để khám phá kỹ hơn về ngôi chùa cổ này, những thông tin mà Tour Đà Nẵng mang đến dưới đây chắc chắn sẽ vô cùng hữu ích với bạn đọc! 

Giới thiệu Chùa Phước Lâm Hội An

Chùa Phước Lâm Hội An cũng được xem là một ngôi chùa cổ số một ở phố Hội. Chùa gắn liền với nét văn hóa tâm linh, tín ngưỡng của người dân Hội An. Khám phá kỹ hơn về ngôi chùa này chắc chắn là trải nghiệm không thể tuyệt vời hơn đối với du khách.

Chùa Phước Lâm địa chỉ ở đâu?

Chùa Phước Lâm được xây dựng trên một khu đất cao. Phía trước chùa là một hồ nước lớn. Phía sau chùa có đồi cát lớn. Cảnh vật xung quanh thanh tịnh đến lạ kỳ. Nhiều người cho rằng, chùa là nơi lý tưởng nhất cho việc tu hành, dứt trần duyên, thư giãn, cầu nguyện những điều tốt lành.

Chùa Phước Lâm - Ngôi chùa cổ ở phố Hội
Chùa Phước Lâm – Ngôi chùa cổ ở phố Hội

Địa chỉ chi tiết của ngôi chùa này là ở xã Thanh Hà, phường Cẩm Hà, Hội An. Chùa thờ Phật thích ca, Quan âm bồ tát. Được biết, đây là những vị phật tôn kính trong văn hóa Á Đông. Các vị thần phật này có lòng từ bi, bác ái, có sự bao dung độ lượng.

Để đến với ngôi chùa này từ Đà Nẵng, du khách có thể đi xe máy theo tuyến đường Cửa Đại – Lý Thái Tổ – Hai Bà Trưng – Hải Thượng Lãn Ông – Lê Hồng Phong tới Bờ Hồ 1. Nếu di chuyển từ phố cổ Hội An thì bạn chỉ cần thuê xe đạp với giá 40.000 VNĐ/xe đi khoảng 10 phút là tới.

Lịch sử hình thành Chùa Phước Lâm Hội An

Dựa theo sử sách về lịch sử Phật Giáo Đàng Trong, chùa Phước Lâm Hội An được chính thức xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17. Chủ trì lúc này là thiền sư Thiệt Dinh. Chùa được xây dựng theo phong cách kiến trúc Á Đông.

Qua thời gian, cùng với các biến cố lịch sử và sự thay đổi của thời đại, chùa đã không ít lần được tu sửa. Cụ thể, chùa đã được tu sửa vào các năm 1822, 1864, 1891, 1909 và 1965.

Chùa đã trải qua rất nhiều thế kỷ
Chùa đã tồn tại qua rất nhiều thế kỷ

Dưới thời Duy Tân thứ 4, chùa Phước Lâm đã được vua ban “Biển vàng sắc tứ”. Ngôi chùa có nhiều công đức, phước lộc, trang nghiêm. Cho đến hiện tại, hơn 200 năm đã qua. Các biến cố lịch sử, chiến tranh cùng với vết tích của thời gian đã không ngừng tác động đến chùa. 

Thế nhưng, ngôi chùa cổ này hiện vẫn giữ được nguyên nét cổ kính, trầm mặc, phong sương của mình. Chùa toát lên nét đẹp của một nơi tâm linh, cho phật tử bốn phương tựu về chiêm ngưỡng, bái lạy.

Thời điểm thích hợp để tham quan Chùa Phước Lâm

Du lịch Hội An lý tưởng nhất là đi vào tháng 2 – tháng 9. Đây là khoảng thời gian tiết trời ở phố Hội ít mưa, nắng vàng. Nó vừa phù hợp cho bạn tham quan các địa điểm du lịch ngoài trời vừa thích hợp để du khách tới vãn cảnh, lễ bái ở chùa.

Nắng đẹp sẽ khiến cho những bức hình của các du khách trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Vì thế, đây cũng là khoảng thời gian mà bạn nên sắp xếp để đến tham quan chùa Phước Lâm Hội An nhé!

Bạn nên ghé thăm chùa vào những ngày nắng ráo
Bạn nên ghé thăm chùa vào những ngày nắng ráo

Nếu bạn không thể đi vào quãng thời gian đó, hãy đi vào tháng 10 hoặc tháng 1 năm sau. Lúc này, thời tiết ở Hội An khá dịu mát, không đông khách du lịch hơn nữa giá dịch vụ cũng khá bình dân. Vì thế, bạn sẽ ít tốn chi phí hơn và không cần phải chen chúc khi lên chùa.

Khám phá nét ấn tượng hút khách tại Chùa Phước Lâm ở Hội An

Không phải ngẫu nhiên mà ngôi chùa cổ ở Hội An lại được nhiều du khách lui tới, tấm tắc khen ngợi. Có được điều này là vì chùa sở hữu nhiều điểm độc đáo như:

Chùa Phước Lâm với lối kiến trúc hình chữ “Quốc” độc đáo

Chùa Phước Lâm Hội An được xây dựng dựa theo kiến trúc hình chữ Quốc xưa. Toàn bộ khuôn viên của chùa được xây dựng theo hình chữ nhật và khép kín từ bên trong. Chùa được thiết kế với 3 khu vực lần lượt là:

  • Cổng tam quan: Khu vực này được xây dựng bằng vật liệu chính là gạch. Ở 2 bên cổng có 2 lối cửa. Cửa chính rộng và được đề với 3 chữ lớn là Phước Lâm Tự.
  • Sân chùa: Diện tích của sân chùa vô cùng rộng. Trong khuôn viên của sân chùa có trồng rất nhiều cây xanh. Do vậy, chùa luôn trong trạng thái thoáng mát và trong lành đến lạ. Khi bước vào khuôn viên này bạn sẽ cảm thấy vô cùng thư thái và yên bình.
  • Chính điện: Chính điện của chùa Phước Lâm được thiết kế theo kiến trúc đình chùa. Chúng gồm có 3 gian, 2 chái. Phía 2 đầu của chính điện được thiết kế với 2 gác chuông lớn. Mái chính điện có hình thuyền và được lợp bằng ngói Âm Dương. Phía trên của đỉnh mái có 3 hình rồng hướng vào nhau. Được biết, đây là lối thiết kế kiến trúc xưa và nó biểu thị cho sức mạnh, sự tôn nghiêm của chùa.
Khu vực thờ phụng bên trong chùa vô cùng trang nghiêm
Khu vực thờ phụng bên trong chùa vô cùng trang nghiêm

Phía sau chính điện còn có một nhà thờ tổ. Đây là nơi thờ cúng các trụ trì của chùa đã khuất cùng với các đời tổ sư. 2 phía bên khuôn viên có 2 dãy nhà Đông Tây rộng lớn. Khu vực này được dùng để tiếp khách, làm bếp nấu ăn cho các phật tử….

Khám phá kho tàng cổ vật giá trị với niên đại hơn 200 năm

Không chỉ sở hữu nét kiến trúc độc đáo, chùa Phước Lâm Hội An còn là nơi lưu trữ rất nhiều cổ vật có giá trị cao với niên đại hơn 200 năm. Cổ vật điển hình nhất có thể kể đến là mộc bản, bát sứ cổ…

Rất nhiều cổ vật được cất giữ ở chùa
Rất nhiều cổ vật được cất giữ ở chùa

Ngoài ra, bạn cũng sẽ có cơ hội tham quan các bức tượng lớn. Chúng được tạc từ hàng trăm năm về trước. Mặc dù đã có phần nhuốm màu thời gian nhưng nhìn vào, bạn vẫn thấy được nét oai nghiêm của pho tượng.

Ngôi chùa cổ là nơi du lịch tâm linh cho khách thập phương 

Chùa Phước Lâm không nằm trong tour Hội An của nhiều đơn vị. Ngôi chùa này cũng không sở hữu nét đẹp hoa mỹ. Thế nhưng, chùa lại nổi bật với nét đẹp cổ kính, trầm mặc và rất phù hợp để du khách đến vãn cảnh, cầu nguyện. 

Trong không khí thanh tịnh của chùa, khoảng sân rộng, hồ nước xanh chắc chắn du khách sẽ có những phúc giây yên bình nhất. Bước vào ngôi chùa này, các bạn sẽ có cảm giác như mọi âu lo, nỗi buồn ngoài kia được gột rửa một cách sạch sẽ. 

Chùa là nơi để bạn tìm đến tận hưởng sự thanh tịnh hoặc tu hành
Chùa là nơi để bạn tìm đến tận hưởng sự thanh tịnh hoặc tu hành

Chùa Phước Lâm Hội An còn là ngôi chùa có nhiều công đức và đã từng nhận được Bảng vàng sắc tứ. Vì thế, tin rằng, đây là chốn linh thiêng để bạn ghé thăm cầu bình an, tài lộc. Du khách không cần các lễ cúng cầu kỳ, các bạn chỉ cần thắp nén nhang và thành tâm cầu nguyên. 

Lưu ý tham quan Chùa Phước Lâm Hội An

Chùa Phước Lâm cũng giống như nhiều ngôi chùa khác, là chốn tâm linh. Vì thế, khi ghé thăm ngôi chùa này, du khách nên đặc biệt lưu ý đến những điều sau:

  • Luôn mặc những trang phục kín đáo, lịch sự để bày tỏ lòng thành kính đối với các vị thần. Đồng thời điều này cũng sẽ giúp cho du khách dễ dàng di chuyển hơn trong suốt hành trình.
  • Tích cực đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên để không ảnh hưởng đến không khí ở chùa và tác động xấu đến tâm trạng của các du khách khi đến chiêm bái, cầu nguyện.
  • Mang theo nón, mũ hoặc ô để thâm quan các khu vực trong và ngoài chùa Phước Lâm. Nó cũng sẽ hữu ích cho việc bạn di chuyển đến những điểm du lịch cận kề ngôi chùa.
  • Nếu như bạn đi cùng với trẻ nhỏ, hãy chủ động quản lý các bé. Điều này đảm bảo rằng, các bé không chạy nhảy, làm ổn và làm hỏng các cổ vật trong chùa.

Các ngôi chùa cổ nổi tiếng tại Hội An

Ngoài chùa Phước Lâm thì ở Hội An còn có các ngôi chùa cổ khác như:

Chùa Chúc Thánh: Chùa được xây dựng cách đây 300 năm. Kiến trúc chùa có sự kết hợp hài hòa giữa 2 nền văn hóa Việt – Trung. Ngôi chùa được bao bọc bởi vườn cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm. 

– Chùa Ông Hội An: Thực chất, đây là một ngôi miếu nhỏ và đã được xây dựng từ thời Trung Hoa cổ. Chùa sở hữu nét kiến trúc đậm chất Trung Hoa. Các hoa văn được vẽ trên chùa và chặm khắc trên mái vô cùng độc đáo. Chùa hiện tại đang lưu giữ rất nhiều bức tượng và các tác phẩm nghệ thuật có từ thế kỷ 17.

Chùa Pháp Bảo Hội An: Quy mô và diện tích của ngôi chùa này được đánh giá là lớn nhất trong số các ngôi chùa ở phố Hội. Ngôi chùa này được xây dựng theo lối kiến trúc nhà cổ truyền thống. Chùa nằm ngay cạnh chùa Phước Lâm, nên du khách có thể kết hợp ghé thăm nhé!

Chùa Viên Giác: Chùa nổi tiếng là trang nghiêm và linh thiêng. Chùa Viên Giác đã trải qua khá nhiều sự kiện quan trọng của Phật giáo tại Hội An. Đồng thời, chùa cũng là nơi các cuộc đấu tranh đòi tự do, tín ngưỡng nổi lên.

Lời Kết:

Tính đến thời điểm hiện tại, chùa Phước Lâm Hội An đã trải qua rất nhiều biến cố lịch sử và đã được tu sửa khá nhiều. Tuy vậy, chùa vẫn giữ được nét kiến trúc xưa cỗ và lưu giữ rất nhiều giá trị tôn giáo, tin ngưỡng. Không những vậy, chùa còn là một địa danh du lịch nổi tiếng ở phố Hội. Vậy thì bạn còn băn khoăn điều gì mà không sắp xếp lịch trình vãn cảnh, chiêm bái chùa?

Xem thêm:

Rate this post
Bài viết liên quan