Bạn có biết làng cổ Phước Tích Huế đã có hơn 500 năm tuổi đời. Cùng chúng tôi khám phá ngôi làng cổ bên dòng sông Ô Lâu này nhé!
Giới thiệu về làng cổ Phước Tích Huế
Mỗi một ngôi làng cổ trên dải đất Việt Nam bao đời từ Bắc đến Nam đều có một lịch sử hình thành cũng như những ý nghĩa riêng của nó. Trong tour Huế lần này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một ngôi làng cổ như thế.
Lịch sử làng cổ Phước Tích
Theo lịch sử của ngôi làng cổ Phước Tích Huế được ghi chép lại thì ngôi làng có lịch sử khoảng 500 năm. Được hình thành từ khoảng thế kỷ 15, lúc bấy giờ Đại Việt – nhà nước phong kiến đang mở mang bờ cõi về phía Nam.
Lúc đầu thì ngôi làng này có tên là Phúc Giang. Với từ Giang chỉ sông nước, Phúc trong chữ phúc đức, phúc lộc trời ban. Đến thời vua Tây Sơn thì ngôi làng có tên là Hoàng Giang, vì để nhớ đến dòng dõi họ Hoàng có công khai phá cũng như xây dựng ngôi làng này.
Ngôi làng được đổi tên một lần nữa cho đến bây giờ luôn là Phước Tích. Dưới thời trị vì của vua Gia Long, với mong muốn tất cả các thế hệ của người dân tích được nhiều phước đức để đời.
Và đã đúng như ý nghĩa cũng như di nguyện của ông cha ta để lại. Ngôi làng với bao đời, bao thế hệ nối tiếp nhau phát huy và gìn giữ những truyền thống tốt đẹp đó. Họ vẫn lao động hăng say, sáng tạo và đã tạo nên những giá trị lớn lao cho quê hương và đất nước. Để con cháu họ ngày nay tự hào bởi mảnh đất họ được sinh ra và lớn lên.
Địa chỉ làng cổ Phước Tích Thừa Thiên Huế
Làng cổ Phước Tích là ngôi làng ngày nay thuộc thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khám phá thành phố Đà nẵng qua Tour Đà Nẵng City, sau khi bạn đã đi Du lịch Huế nhé
Làng cổ Phước Tích cách Huế bao nhiêu km?
Làng cổ Phước Tích Huế nằm cách trung tâm thành phố Huế về hướng Bắc khoảng 35km. Nếu bạn đi xe ô tô thì khoảng tầm 40 phút trên quốc lộ 1A là tới ngôi làng cổ này. Nằm lặng lẽ bên dòng sông Ô Lâu, đây là địa phận chia cắt giữa 2 tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị.
>> Xem ngay Khám Phá Tử Cấm Thành Huế
Địa điểm tham quan làng Phước Tích
Các địa điểm của làng Phước Tích mang dấu ấn của lịch sử mà ngày này vẫn còn lưu lại. Như Miếu Bà, Miếu Đôi, Miếu Quang Tế, Đèn Văn Thánh,…. Cùng chúng tôi đi tham quan từng nơi nhé!
Miếu Cây Thị (Miếu Bà)
Miếu Cây Thị hay còn được gọi là Miếu Bà, đây là công trình thờ tự mang đậm chất là của làng quê ngày xưa. Đây là chốn thờ thiêng liêng của người dân trong làng. Bởi ngôi miếu này năm dưới gốc cây thị, là cây cổ thụ có số tuổi lên đến 700-800 năm.
Cây thị có chiều cao lên đến 25m cùng chu vi tới 6m. Cây thị đã gắn bó với người làng Phước Tích không chỉ tạo nên giá trị tâm linh mà còn tạo nên nét đẹp về cảnh quan môi trường sinh thái. Đây cũng là một chứng tích lịch sử tiêu biểu cho văn hóa tâm linh của người dân trong làng.
Miếu Đôi
Khi tới đầu làng thì chúng ta sẽ bắt gặp miếu đôi. Vì hai ngôi miếu này có hình thù rất giống nhau, đây là nơi thờ của hai ông tổ nghề gốm – một nghề truyền thống của làng. Trong đó miếu bên phải là thờ Khai Canh, còn miếu bên trái thờ Đào Nghệ (Bổn Nghệ).
Trong thời kỳ hưng thịnh, các dụng cụ bằng gốm của làng cổ Phước Tích Huế còn được chọn để tiến vua. Gọi là “om ngự”, bởi mới có hai câu ca dao sau:
“ Om Phước Tích ngon cơm Hoàng đế
Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân”
Nếu đã đến Huế thì không nên bỏ lỡ mà hay xem chùa Thiên Mụ Huế
Miếu Quảng Tế
Bình phong và Yoni ở miếu Quảng Tế – Dấu tích của người chăm còn sót lại
Đền Văn Thánh
Lịch sử các làng quê Việt Nam hiếm có nơi nào lại có miếu Văn Thánh như làng cổ Phước Tích Huế. Đây là nơi mỗi khi đến dịp tết, người dân trong làng lại tụ tập lại đây để làm lễ. Ngôi miếu được đặt ngay đầu làng, như một lời nhắc nhở và khuyên răn con cháu chăm lo học hành, rèn luyện đạo đức.
Mặc dầu từ xưa danh sách khoa bảng của Việt Nam, người làng Phước Tích không có. Tuy nhiên làng vẫn nổi tiếng là hàng học giỏi của đất cố đô nên mới có câu ca:
“Tú tài lấy triêng mà gạt
Cử nhân lấy trạc mà khiêng”
Người làng Phước Tích giải thích rằng: “triêng” là cái đòn gánh, “trạc” là dụng cụ để khiêng đất. Ngày xưa, khi đong lúa vào cái thùng gỗ hay hộc gỗ người ta dùng một ống tre để gạt phần lúa thừa đi. Ngụ ý nói, người làng Tích đỗ tú tài quá nhiều nên phải dùng đòn gánh gạt đi thay vì dùng ống tre. Còn có câu sau, làng nào có người đổ cử nhân thì phải dùng kiệu để khiêng. Nhưng làng cổ Phước Tích Huế nhiều cử nhân để nỗi không có đủ kiệu khiêng nên phải dùng trạc.