Khám phá Tử Cấm Thành Huế | Cung An Định Huế Có Vẻ Đẹp Độc Đáo

Nếu bạn có mong muốn ghé thăm thành phố Huế, thì bạn nhất định phải ghé thăm Tử Cấm Thành Huế hay còn gọi là Đại Nội Huế. Mời bạn cùng theo tourdanangcity tìm hiểu tổng quan qua một vòng về vấn đề này nhé!

Giới thiệu về Cố Đô Huế – Đại Nội Huế

Xét về mặt lịch sử, Cố đô Huế là thủ phủ của các chúa Nguyễn từ năm 1687 đến 1774. Là thủ đô của triều đại Tây Sơn từ năm 1788 khi Hoàng đế Quang Trung tức Nguyễn Huệ lên ngôi.

Giới thiệu về Cố Đô Huế - Đại Nội Huế
Giới thiệu về Cố Đô Huế – Đại Nội Huế

Xét về mặt văn hóa – du lịch, đây là một địa điểm du lịch cực kỳ nổi tiếng của Huế từ xưa đến nay. Là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Đây là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

Đại Nội Huế
Đại Nội Huế

Theo đánh giá của UNESCO, quần thể di tích Cố đô Huế đã hội đủ các yếu tố:

  • Tiêu biểu cho những thành tựu nghệ thuật độc đáo, những kiệt tác do bàn tay con người tạo dựng.
  • Có giá trị to lớn về mặt kỹ thuật xây dựng, nghệ thuật kiến trúc trong một kế hoạch phát triển đô thị hay một chương trình làm đẹp cảnh quan tại một khu vực văn hoá của thế giới.
  • Một quần thể kiến trúc tiêu biểu của một thời kỳ lịch sử quan trọng.
  • Kết hợp chặt chẽ với các sự kiện trọng đại, những tư tưởng hay tín ngưỡng có ảnh hưởng lớn hay với các doanh nhân lịch sử.

Nội thành là gì?

Nội thành là sự kết hợp giữa vòng thứ 2 và vòng thứ 3 bên trong. Bao gồm Tử Cấm Thành và Hoàng Thành. Khu vực chứa chức năng bảo vệ những cung điện trọng yếu của triều đình. Khu vực chỉ dành riêng cho hoàng gia và nhà vua.

Nội thành là gì?
Nội thành là gì?

Còn ngày nay, đây là khu vực mang đến sự thích thú cho khách tham quan, mang lại giá trị lịch sử.

Sơ đồ Đại Nội Huế

Kinh thành Huế là sự giao thoa giữa Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

Sơ đồ Đại Nội Huế
Sơ đồ Đại Nội Huế

Kinh thành hình vuông có chu vi 10km, cao 6.6m, dày 21m, gồm 10 cổng chính và 1 cổng phụ thông với Trấn Bình Ðài gọi là Thái Bình Môn. Xung quanh và ngay trên thành có 24 pháo đài phòng thủ. Ngoài ra, bên ngoài vòng thành còn có một hệ thống kênh hào bao bọc.

Xét về tổng quan, tuy mỗi cung điện có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng nhìn chung đều được xây dựng theo kiến trúc triểu “trùng lương trùng thiềm”. Đây là kiểu cung điện nhà kép có hai mái trên cùng một nền. Nhà được xây trên nền đá cao. Nền nhà lát gạch tráng men xanh hoặc vàng của Bát Tràng.

Kiến trúc cung đình Huế

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha.

Điểm ấn tượng của các công trình này là được xây dựng hài hòa với thiên nhiên. Phần lớn các cung điện đều có hồ nước, vườn hoa, cầu đá, các hòn đảo và những loại cây lâu năm để giữ sinh khí.

Kiến trúc cung đình Huế
Kiến trúc cung đình Huế

Tử Cấm Thành nằm trong lòng Hoàng Thành, có chu vi 324m×290,68m và cũng được xây dựng đối xứng qua trục chính, kéo dài từ Ngọ Môn đến lầu Tứ Phương Vô Sự. Tử Cấm Thành có 7 cửa và hàng chục công trình kiến trúc lớn nhỏ.

Trong đó, đáng chú y nhất là điện Cần Chánh, nơi vua làm việc và thiết triều. Ngoài ra, còn có nơi sinh hoạt của vua, hoàng tộc, các công trình phục vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, giải trí…

Thành có 10 cửa chính gồm:

  • Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
  • Cửa Tây – Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
  • Cửa Chính Tây
  • Cửa Tây – Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
  • Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố – nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
  • Cửa Quảng Đức.
  • Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
  • Cửa Đông – Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
  • Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
  • Cửa Đông – Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

Trang phục cung đình Huế

Tiếp theo, trang phục cung đình Huế cực kỳ gây ấn tượng cho khách du lịch. Họ rất vui vẻ khi được khoác thử lên mình những bộ cánh của vua chúa ngày xưa. Như hoàng bào, long bào,…để chụp ảnh check in.

Trang phục cung đình Huế
Trang phục cung đình Huế

Hoặc bạn cũng có thể bắt gặp những trang phục cung đình Huế xưa cực kỳ độc đáo, đậm nét dân tộc ở trên thuyền rồng, các sự kiện ca hát nhạc…

Những Địa Điểm Ăn Buffet Huế Ngon Nhất, Giá Rẻ

Vị trí địa lý cố đô Huế

Cũng như đã đề cập ở những phần trên, cố đô Huế nằm ở bờ bắc của dòng sông Hương thơ mộng. Nó là một bộ phận quan trọng của quần thể di tích, những danh lam thắng cảnh ở Huế tọa lạc bên bờ sông Hương. Ngày nay, khu danh thắng này nằm ở phường Phú Hậu ngay trung tâm thành phố Huế.

Quần thể di tích lịch sử ở Huế – Trong Đại Nội Huế

Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm quần thể di tích cố đô Huế được công nhận là di sản văn hoá thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước.

Quần thể di tích lịch sử ở Huế - Trong Đại Nội Huế
Quần thể di tích lịch sử ở Huế – Trong Đại Nội Huế

Đại Nội Huế là công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam. Khi đến tham quan đại nội Huế du khách được chiêm ngưỡng hàng trăm công trình cung điện nguy nga, đền đài và miếu thờ bề thế sở hữu kiến trúc vô cùng đặc sắc.

Phải kể đến lần lượt là Kỳ Đài, Trường Quốc Tử Giám, Điện Long An, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế,…

Tử Cấm Thành Huế

Tử Cấm Thành Huế được xem là nơi có nhiều điều để khám phá nhất trong đại nội Huế và chắc chắn rằng đây cũng là một trong những điểm check in và chụp hình đắt giá dành cho bạn.

Tử Cấm Thành Huế
Tử Cấm Thành Huế

Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm Thành Huế nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803), năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.

Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn.

Tử Cấm Thành Huế là nơi sinh hoạt của nhà vua cũng như hoàng triều nhà Nguyễn, trong đó có điện Cần Chánh là nơi có không gian lớn để vua thiết triều và tổ chức các bữa yến tiệc, bên cạnh đó là điện Càn Thành là nơi vua nghỉ ngơi và Thái Bình Lâu là điểm thư giãn, đọc sách.

Cổng Ngọ Môn Huế

Cổng Ngọ Môn có hình chữ U bao gồm 5 lối đi với phần mái tầng được xây dựng kì công bởi gỗ lim, không gian xung quanh thanh mát bao gồm hồ nước trong. Đây cũng là nơi để bạn thấy được một phần sự tinh xảo trong lối thiết kế của đại nội Huế.

Cổng Ngọ Môn Huế
Cổng Ngọ Môn Huế

Ngọ Môn là cửa phía Nam và cũng là cửa chính của Hoàng Thành. Công trình được xây dựng vào năm 1834 với hai phần chính là đài – cổng và lầu Ngũ Phụng.

Là một kiến trúc độc đáo thời phong kiến, Ngọ Môn còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của Việt Nam, trong đó nổi bật là sự kiện vua Bảo Đại đọc Tuyên ngôn Thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 25/8/1945.

Cung An Định Huế

Cung An Định Huế là một trong những công trình kiến trúc đánh dấu sự giao thoa Đông – Tây đầu thế kỷ 20. Thời gian trôi qua liên tục tất cả mọi vạn vật đều thay đổi, nhưng cung điện cổ của vua Khải Định vẫn luôn giữ được những dấu ấn đậm nét trong lòng người dân Huế nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.

Cung An Định Huế
Cung An Định Huế

Đây là đại diện tiêu biểu của phong cách kiến trúc tân – cổ điển ở Việt Nam.

Hoàng thành Huế

Hoàng thành Huế hay còn được gọi là Đại Nội, là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành – nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm thành là Đại Nội.
Hoàng thành Huế
Hoàng thành Huế

Điện Thái Hoà

Điện Thái Hòa là điểm tham quan tiêu biểu tại Đại Nội Huế. Xưa kia, đây là nơi nơi lên ngôi cả 13 vị vua của triều Nguyễn. Bên cạnh đó còn tổ chức nhiều sự kiện lớn như sinh nhật vua, tiếp đón các đoàn sứ thần hay các buổi đại triều.

Điện Thái Hoà
Điện Thái Hoà

Điện được xây dựng vào năm 1805, là nơi đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn và tổ chức các sự kiện quan trọng như sinh thần vua, tiếp đón sứ thần và các buổi đại triều vào ngày mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.

Tên gọi của điện Thái Hòa mang theo nguyện vọng của vua nhà Nguyễn về một đất nước thái bình ấm no và sự phát triển thịnh vượng của vương triều.

Điện Long An

Điện Long An nằm trong tổng thể kiến trúc cung Bảo Ðịnh được vua Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1845 ở bờ bắc sông Ngự Hà. Hiện nay, điện Long An nằm trên đường Lê Trực, phường Thuận Thành, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điện Long An
Điện Long An

Cung Diên Thọ

Cung Diện Thọ là công trình được xây dựng vào năm 1803 dùng để làm nơi trú ngự và sinh hoạt của Hoàng Thái Hậu. Cung Diện Thọ có ý nghĩa kéo dào tuổi thọ, sự sống cho bà hoàng Thái Hậu.

Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ

Cung được xây giữa một khung cành thiên nhiên binh yên và tĩnh lặng. Nơi đó có hồ nước, có cá vàng, hoa sen và cả nơi nghỉ ngơi dành cho du khách. Một phong cảnh hiếm có khó tìm tại phố thị xa hoa.

Đại Nội Huế Hành trình khám phá nét đẹp cổ kính Triều Nguyễn

Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?

Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn là: Sau khi vua Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Nguyễn Ánh lợi dụng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802 triều Tây Sơn bị lật đổ.
Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế lấy niên hiệu là vua Gia Long, đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế).

Vé thăm quan Đại Nội Huế

Đây là bảng giá vé được cập nhật mới nhất. Giá không quá đắt và hoàn toàn phù hợp với hạn mức tài chính của nhiều bạn trẻ.

  • Người lớn: 200k – 580 k/ người
  • Trẻ em: 30k – 40k /người
Vé thăm quan Đại Nội Huế
Vé thăm quan Đại Nội Huế

Cụ thể, mua vé tham quan Đại Nội Huế ở đâu?

Giá vé tham quan theo từng điểm:

  • Hoàng Cung Huế (Đại Nội – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế): Người lớn: 200.000đ | Trẻ em: 40.000đ
  • Các khu di tích: Lăng vua Minh Mạng, Lăng vua Tự Đức, Lăng vua Khải Định: Người lớn: 150.000đ | Trẻ em: 30.000đ
  • Các khu di tích: Lăng vua Gia Long, Lăng vua Thiệu Trị, Lăng vua Đồng Khánh, Điện Hòn Chén, Cung An Định, Đàn Nam Giao. Người lớn: 50.000đ | Trẻ em: Miễn phí
Giá vé theo tuyến tham quan:
  • Tuyến 3 điểm: Hoàng Cung Huế – Lăng vua Minh Mạng – Lăng vua Khải Định. Người lớn 420.000đ | Trẻ em 80.000đ
  • Tuyến 4 điểm: Hoàng Cung Huế – Lăng vua Minh Mạng – Lăng vua Tự Đức – Lăng vua Khải Định. Người lớn: 530.000đ | Trẻ em: 100.000đ
  • Tuyến gộp các điểm di tích (tham quan tất cả điểm di tích). Người lớn 580.000đ | Trẻ em: 110.000đ

Thời gian tham quan Đại Nội Huế

Thăm quan đại nội Huế trong bao lâu? Câu trả lời là khoảng nửa ngày. Chỉ với khoảng thời gian ngắn đó bạn có thể vừa đi thăm quan vừa có thể ngắm nghía, chụp hình từng cảnh.

Thời gian tham quan Đại Nội Huế
Thời gian tham quan Đại Nội Huế

Đồng thời, bạn cũng có thể tham gia các hoạt động khác liên quan như nghe nhạc cung đình, chơi các trò chơi,….

Trong đó, thời gian tham quan Đại Nội Huế thích hợp nhất là khi nào? Đi Huế mùa nào đẹp?

Mùa xuân ở Huế kéo dài từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2, thời tiết lúc này ấm áp, có nắng vàng chiếu nhẹ xen qua những tán cây vô cùng đẹp, có đôi lúc lại se se lạnh. Đây chính là thời điểm đẹp để bạn đi du lịch Huế.
Bên cạnh đó, khoảng thời gian từ tháng 9 – tháng 11 ở Huế vào thu – mùa đẹp nhất bởi những cánh hoa bằng lăng tím, phượng vàng rải khắp mỗi con đường thơ mộng, là thời gian lí tưởng cho một chuyến du lịch Huế.
>>> CLICK XEM NGAY: Du lịch Đà Nẵng siêu chất lượng

Kết luận

Như vậy bài viết đã review qua về Tử Cấm Thành Huế. Mong rằng những kiến thức này có ý nghĩa dành cho bạn.

Với kinh nghiệm lâu năm, dịch vụ hoàn hảo cùng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chuyên nghiệp, Đà Nẵng City tự tin sẽ mang đến cho bạn sự hài lòng tuyệt đối.

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline: 0987.119.499 để được hổ trợ, tư vấn miễn phí hoặc để lại thông tin yêu cầu. Sau khi tiếp nhận thông tin, bộ phận tư vấn của Đà Nẵng City sẽ liên lạc lại ngay để giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng

>>> Có thể bạn quan tâm: Tour Du lịch Huế Cho Mùa Hè Sôi Động

5/5 - (2 bình chọn)
Bài viết liên quan