Cố đô Huế từ lâu đã được biết đến là một địa điểm du lịch nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử, văn hoá có giá trị. Một trong những công trình kiến trúc đặc biệt không thể bỏ qua đó là lăng Dục Đức Huế, nơi an táng của vua Dục Đức, vị vua thứ 5 của triều Nguyễn. Khác với lối kiến trúc nguy nga, tráng lệ như các lăng tẩm khác của các vị vua triều Nguyễn, thiết kế nơi đây mang một nét đẹp giản dị và khiêm tốn. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về lăng Dục Đức, nơi lưu giữ bí mật và truyền thống của một triều đại lâu dài nhé!
Giới thiệu về lăng Dục Đức Huế
Lăng Dục Đức Huế hay còn được biết đến với tên gọi An Lăng, là một trong những công trình lăng tẩm nổi tiếng tại Việt Nam. Đồng thời nằm trong quần thể di tích lịch sử của thành phố Huế. Đây là nơi an nghỉ của ba thế hệ vua triều Nguyễn bao gồm vua Dục Đức là cha, vua Thành Thái là con và vua Duy Tân là cháu.
Sự đơn giản nhưng vẫn uy nghiêm, cổ kính đã tạo nên sự khác biệt và ấn tượng đặc biệt đối với du khách khi đến đây. Lăng vua Dục Đức được chia thành hai khu vực chính là Điện Long Ân và khu lăng mộ của vua cùng hoàng hậu. Với cồn Phước Quả phía trước, ngọn núi Tam Thai phía sau và khe Mụ Niệm chảy qua, nơi đây được bao quanh bởi tuyệt vời của thiên nhiên. Ngoài ra, An Lăng còn bao gồm 39 lăng mộ của các vị hoàng đế và bà chúa, cùng với 121 ngôi mộ thuộc Đệ tứ Chánh hệ – Nguyễn Phúc Tộc.
Vào ngày 12/11/1993, Lăng Dục Đức Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Điều này đóng vai trò quan trọng bảo tồn truyền thống, giá trị lịch sử cho các thế hệ sau. Sự kết hợp giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự tối giản trong kiến trúc đã khiến nơi đây trở thành điểm đến đặc biệt và thu hút sự quan tâm của du khách từ khắp nơi.
Vị trí lăng Dục Đức
Lăng Dục Đức Huế năm tại phường An Cựu, thành phố Huế, cách trung tâm thành phố chưa đầy 2km. Vậy nên đây là cơ hội rất tuyệt vời để bạn có thể khám phá văn hoá và lịch sử độc đáo. Để đến lăng, bạn chỉ cần đi thẳng từ đường Lý Thường Kiệt rồi rẽ trái vào đường Trần Phú và tiếp tục rẽ trái vào đường Duy Tân. Biển chỉ dẫn sẽ hướng dẫn tuyến đường đến Lăng Dục Đức sau đó.
Từ trung tâm Cố đô Huế đến với khu di tích lịch sử này, bạn có thể lựa chọn một số phương tiện phổ biến dưới đây:
- Xe máy: Đây là loại hình được nhiều du khách lựa chọn để trải nghiệm cảm giác phượt xung quanh khi đi du lịch Huế. Chi phí thuê xe máy tại đây thường dao động trong khoảng 80.000 đồng – 120.000 đồng/ ngày. Do đó rất phù hợp cho những ai muốn khám phá các địa điểm du lịch và đến thăm lăng tẩm.
- Xe taxi: Nếu bạn đi du lịch cùng gia đình hay các nhóm bạn thì taxi là sự lựa chọn tối ưu nhất. Cước phí di chuyển từ trung tâm thành phố đến Lăng vua Dục Đức là khoảng 70.000/ chiều.
Xem thêm: Chi tiết cách thức di chuyển từ sân bay Phú Bài Huế về trung tâm thành phố
Quá trình xây dựng lăng Dục Đức
Quá trình xây dựng lăng Dục Đức Huế đã trải qua rất nhiều giai đoạn. Tất cả đều liên quan đến các vị vua và gia đình hoàng gia bên trong triều đại nhà Nguyễn. Vua Dục Đức, hay Nguyễn Phúc Ưng Chân đã lên ngôi vua vào năm 1883. Nhưng chỉ ba ngày đã bị phế và qua đời sau 7 ngày tại nhà ngục Thừa Thiên. Mộ của ông bàn đầu được chôn tạm vào khe cồn Phước Quả gần chùa Tường Quang.
Ngay sau khi lên ngôi năm 1889, Nguyễn Phúc Bửu Lân, con trai của vua Dục Đức đã ông bắt đầu xây dựng lăng mộ cho cha mình, lấy tên là An Lăng, cách Tường Quang khoảng 200m. Thành Thái cũng cho tạo dựng một ngôi miếu tại phường Thuận Cát, gần Hoàng thành để thờ cha với tên gọi là Tân Miếu.
Nhà vua đã tiếp tục xây dựng Điện Long Ân gần khu lăng mộ Dục Đức để thờ cha vào tháng 7 năm 1899. Bên trong khuôn viên còn có Tả Hữu phối đường và Tả Hữu tòng viên. Sau cái chết bi thảm của vua Duy Tân do tai nạn máy bay năm 1945, hài cốt của ông đã được an táng ở đây với lễ truy điệu tại Điện Long Ân.
Sự kết nối của gia đình nhà vua triều Nguyễn qua các thế hệ đã được thể hiện rõ khi vua Thành Thái qua đời vào năm 1954 và an táng tại An Lăng. Cuối cùng, năm 1987, hài cốt của vua Duy Tân cũng được đưa về và đặt cạnh lăng vua Thành Thái. Từ đó hoàn thành sự liên kết giữa ba thế hệ vua trong triều đại Nguyễn tại Lăng Dục Đức Huế.
Khám phá kiến trúc lăng Dục Đức Huế
Lăng Dục Đức Huế là một trong những công trình kiến trúc quan trọng tại khu di tích cố đô Huế. Với thiết kế tinh tế và sự uy nghiêm của kiến trúc cổ điển, nơi đây mang đậm phong cách truyền thống của người Việt. Mỗi khu vực trong khuôn viên đều được tạo nên theo nguyên tắc cân đối tạo nên một không gian vô cùng ấm cúng và tuyệt vời.
Khu lăng mộ
Khu lăng mộ Dục Đức Huế có diện tích khoảng 3500m2, phần mặt trước được chế tạo từ gạch với một cửa vòm và hai tầng giả mái ngói. Phía sau cửa Bái Đính không trang trí tượng đá như các lăng mộ khác mà được thay thế bởi gạch lát hai bên. Tiếp đến, bạn sẽ đi qua cửa tam quan với ba tầng, tương tự như cửa Trường An trong Hoành thành. Mộ của vua và hoàng hậu được đặt tại vị trí trung tâm với ba lớp khung thành bảo vệ vô cùng chắc chắn. Ngói ở lăng Dục Đức Huế được chế tạo từ lưu ly vàng.
Bước đến nhà thờ, du khách sẽ thấy được án thờ được làm bằng đá để trang trí các vật dụng thờ cúng. Hai ngôi mộ của vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh được đặt đối xứng với nhau. Phía trước hai ngôi mộ có khắc chữ nổi là “Thọ” và “Song Hỷ” để thể hiện ý nghĩa sâu sắc về tuổi thọ và sự hạnh phúc. Bên ngoài khuôn viên có hai trụ được xây bằng gạch chắc chắn với bức hình hoa sen nổi bật.
Khu Tẩm Điện
Khu Tẩm Điện là một phần quan trọng trong khu di tích lăng Dục Đức Huế, nằm cách lăng mộ khoảng 50m và diện tích lên đến 6245m2. Khuôn viên này được bao quanh bởi bốn mặt la thành, mỗi mặt đều có một cửa thông với tường thành.
Cổng chính của Khu Tẩm Điện lăng Dục Đức Huế được thiết kế theo lối tam quan với 4 tầng mái làm bằng xi măng. Thân cổng được chia thành nhiều ô hộc để tạo điểm nhấn trong trang trí. Cả cổng bên và cổng sau đều được xây dựng với cửa vòm để tạo nên không gian truyền thống và cổ điển.
Phía sau cổng chính là bình phòng, tiếp đến là sân chầu được lát bằng gạch bát tràng. Vậy nên khu vực này có không gian vô cùng thoáng đãng. Khu Tẩm Điện chủ yếu dành cho Điện Long An để tưởng nhớ và tôn vinh vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh.
Điện Long An
Điện Long An của lăng Dục Đức Huế được đánh giá là một công trình kiến trúc độc đáo với thiết kế thiềm điệp ốc kẹp, gồm 3 gian và 2 chái kép. Bên trong điện có ba khám thờ đặc biệt quan trọng đó là:
- Khám chính giữa: Được sử dụng để thờ bài vị của vua Dục Đức và hoàng hậu Từ Minh Huệ. Đây được xem là khu vực chính và linh thiêng nhất trong Điện Long An.
- Khám bên trái: Bài vị của vua Thành Thái sẽ được đặt ở khám thờ này. Nơi đây mang đến một không gian và ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với các vị vua.
- Khám bên phải: Được dùng để thờ bài vị của vua Duy Tân. Tương tự như các khám thờ khác, đây là một phần quan trọng trong không gian linh thiêng của Điện Long An.
Ngoài ra, Điện long An còn có các công trình phụ khác như Tả Hữu phối điện ở phía trước và Hữu Tòng viện ở phía sau. Với thiết kế vững chắc, Tả Hữu phối điện được sử dụng cho các hoạt động liên quan đến lễ nghi truyền thống. Hữu Tòng viện được nối thông với Tả Hữu phối điện, kết hợp tạo nên một hệ thống kiến trúc vô cùng hài hoà.
Xem thêm: Khám giá các tour du lịch Đà Nẵng đến Huế trọn gói hấp dẫn nhất 2023
Kinh nghiệm tham quan lăng mộ vua Dục Đức
Để có những trải nghiệm đáng giá khi đến với lăng Dục Đức Huế, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm tham quan dưới đây:
Giá vé và thời gian mở cửa lăng vua Dục Đức
Đến với lăng vua Dục Đức, du khách sẽ được miễn phí vé vào cửa. Thời gian mở cửa sẽ từ 7h30 đến 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Lăng Dục Đức Huế đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho cả khách du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời tạo cho hội cho tất cả mọi người hiểu rõ hơn về lịch sử và di sản văn hoá của Việt Nam.
Thời điểm đẹp nhất trong năm để đi lăng Dục Đức
Những tháng đầu năm thường là khoảng thời gian tuyệt vời để ghé thăm Lăng Dục Đức Huế. Lúc này, thời tiết vô cùng thích hợp, mát mẻ và dễ chịu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham quan của các du khách đi đến đây.
Vào thời điểm này, không chỉ về mặt thời tiết mà cảnh quan xung quanh lăng Dục Đức cũng trở nên rất đặc biệt. Những cây cổ thụ xanh mát cùng cảnh đồng quê bình dị và không gian yên ắng của lăng tẩm đã tạo nên một bức tranh toàn cảnh hoàn hảo.
Xem thêm: Tổng hợp chi tiết các kinh nghiệm khi đi du lịch đảo Lý Sơn
Kết luận
Lăng Dục Đức Huế không chỉ là một công trình kiến trúc đẹp mắt mà còn là một phần quan trọng của di sản văn hoá Việt Nam. Tất cả những đặc điểm trên đã khiến lăng vua Dục Đức trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn và là nguồn cảm hứng cho những câu chuyện về ông cha ta lúc xưa. Vậy nên hãy thêm địa điểm khám phá tuyệt vời này vào lịch trình đến với cố đô Huế sắp tới của bạn ngay thôi!