Lăng Minh Mạng Huế, được biết đến là 1 trong 3 ngôi lăng tẩm nổi tiếng nhất nằm trong quần thể cố đô Huế được nhiều du lịch lựa chọn làm điểm đến yêu thích. Nhằm cho mọi người có một chút kiến thức cơ bản về nơi này cũng như thuận lợi hơn trong chuyến đi của mình, Tour Đà Nẵng xin chia sẻ một vài kinh nghiệm du lịch lăng Minh Mạng chi tiết, có thể chúng sẽ giúp bạn tiết kiệm về thời gian và chi phí hơn.
Đôi nét về lăng Minh Mạng Huế
Vua Minh Mạng, tên gọi là Nguyễn Phúc Đảm, là con thứ của vua Gia Long và cũng là vị vua thứ 2 của triều Nguyễn. Nhờ những sự đóng góp của ông cho dân tộc, ông vẫn được giới sử gia đương đại đánh giá là vị vua kiệt xuất nhất trong số các vị vua chúa thời Nguyễn, dù vẫn có một số các sai lầm hạn chế trong đối ngoại.
Khi trì vị được 7 năm, vua Minh Mạng bắt đầu cho người tìm kiếm đát để bắt đầu cho xây dựng lăng tẩm của chính mình. Các thiết kế đồ họa được dâng lên bởi các quan công cũng được đích thân nhà vua phê duyệt. Đế tháng 4/1840, ông bắt đầu cho khởi công xây dựng lăng. Đến tháng 1/1841, ông bất ngờ lâm bệnh và quan đời. Công trình lăng tâm dang dở được chính vua Thiệu Trị tiếp tục điều khiển. Đến năm 1843, khi lăng được hoàn hành thì thi hài vua Minh Mạng mới được đưa vào.
>> Tham khảo: Khám phá Lăng Tự Đức Huế – Công trình lăng tẩm “hút khách” nhất
Một vài thông tin về lăng Minh Mạng Huế
Lăng Minh Mạng Huế nằm ở đâu?
Có thể nói rằng, lăng Minh Mạng tọa lạc ở một vị thế vô cùng đắt địa, phải mất đến 14 năm mới được nhà vua tìm ra. Nằm trên núi Cẩm Khê, là nơi giao nhau của hai dòng Hữu Trạch và Tả Trạch hợp thành sông Hương. Nơi đây cách trung tâm thành phố Huế khoảng 14km, chúng nằm ở vị trí Quốc Lộ 49, Hương Thọ, TP. Huế, Huế.
Hướng dẫn cách di chuyển đến lăng Minh Mạng Huế
Từ trung tâm thành phố có nhiều phương tiện sử dụng để di chuyển đến lăng vua Minh Mạnh. Có thể đi thuyền rồng ngược dòng sông Hương theo hướng hai dòng Tả Trạch và Hữu Trạch hợp lại. Các phổ biến nhất mà nhiều du khách khi muốn đến đây vẫn hay lựa chọn là đi taxi hoặc thuê xe máy. Từ trung tâm, chạy thẳng theo đường QL49, đi dọc sông Hương đến cầu Tuần là đã đến lăng Minh Mạng.
Xem thêm kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng cực hấp dẫn
Kiến trúc lăng tẩm của lăng Minh Mạng Huế có gì đặc biệt?
Nếu như du khách đã có dịp đến thăm lăng Minh Mạng trong tour Huế ngày sẽ thấy rằng chúng không phải là sự kết hợp giữa kiến trúc Đông Tây như lăng Khải Định mà lại mang một nét cố xưa rất bình dị.
Vốn được biết là vị vua tinh thông Nho học, sùng đạo Khổng Mạnh, lại không có tinh thần hướng ngoại nên toàn bộ công trình kiến trúc của ông của cũng được xây dựng dựa trên những tư tưởng Nho học là chính. Toàn bộ khuôn viên có diện tích 1.750m, nhìn từ trên cao tựa một dáng người đang nằm nghỉ ngơi rất nhàn hạ.
Nhìn qua có thể thấy, tổng thể của lăng Minh Mạng Huế là những công trình đối xứng với nhau, nằm trong một khuôn viên đầy cây cỏ, hoa lá rất thoáng đãng. Ở giữa lại xuất hiện một hồ sen dậy ngát hương thơm, hoa sen cũng chính là biểu tượng mà chúng ta có thể dễ bắt gặp trong bất cứ các ngôi lăng tẩm nào ở Việt Nam.
Cấu trúc của lăng Minh Mạng Huế gồm những khu vực nào?
So với lăng Khải Định hay lăng Tự Đức Huế, lăng Minh Mạng không nguy nga, tráng lệ nhưng lại được biết đến là khu lăng tẩm đạt chuẩn mực về kiến trúc lăng tẩm nhất trong số các lăng tẩm triều Nguyễn. Lăng hiện tại là một tổng thể kiến trúc khá quy mô, bao gồm hơn 40 công trình lớn nhỏ rải rác từ ngoài vào trong. Lăng cũng thể hiện cho sự đầu tư xây dựng cũng như toàn bộ tâm huyết của vua Minh Mạng thời còn trị vì.
>> Tham quan: Khám phá lăng Khải Định Huế – ngôi lăng tẩm đẹp nhất triều Nguyễn
- Đại Hồng Môn
Đại Hồng Môn là cổng chính của lăng, gồm có 3 lối đi được trang trí khá là đẹp. Công chỉ mở 1 lần để đưa quan tài của vua vào, nếu muốn đi lại thì phải đi bằng 2 lối ở 2 bên, gọi là Tả Hồng Môn và Hữu Hồng Môn.
- Bi Đình
Bi Đình là tên gọi để chỉ khoảng sân rộng, nằm ngay sau Đại Hồng Môn, nổi bật với hai hàng quan viên đứng trang nghiêm. Ở bên trong có bia “Thánh Đức Thần Công” được viết bởi vua Thiệu Trị, để viết về lịch sử và những công đức của cha mình là vua Minh Mạng.
- Khu vực tẩm điện
Khu vực này dùng để thờ cúng vua. Bên trong lại có công trình Hiển Đức Môn với ý nghĩa tượng trưng cho thần đất. Tiếp theo đó không thể bỏ qua một công trình quan trọng chính là Điện Sùng Ân, là nơi để trưng bài vị của vua Minh Mạng và hoàng hậu.
- Minh Lâu
Là một toàn nhà có kiểu dáng hình vuông, nằm trên quả đồi Tam Đài Sơn được biết đến là nơi mà nhà vua chọn làm nơi nghỉ ngơi, giải trí sau những ngày làm việc mệt mỏi.
- Bửu thành
Nằm giữa hồ Tân Nguyệt, qua cầu Thông Minh Trực là nơi yên nghỉ của nhà vua, nằm giữa quả đồi mang tên Khai Trạch Sơn. Mỗi năm, người ta chỉ mở cửa một lần vào dịp tết thanh minh để sửa sang lại.
Giá vé tham quan lăng Minh Mạng Huế
Theo giá vé mới được quy định áp dụng từ 1/1/2020, giá vé tham quan lăng Minh Mạng Huế cụ thể là: 150k/ người lớn. Đối với trẻ em, người lớn tuổi cùng một số các nhóm đối tượng khách tham quan thuộc hàng đặc biệt chỉ tính 50% phí.
Ngoài ra, để mọi người có thể cân nhắc về kỹ hơn về lịch trình tại Huế của mình tourdanangcity xin cập nhật đầy đủ Bảng giá tham quan các di tích tại Huế như sau:
>>Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch Huế tự túc 2020 không thể chi tiết hơn
- Nhóm 1: Di tích Đại Nội (Hoàng Cung Huế): 200K/ người
- Nhóm 2: Các lăng vua Tụ Đức, Khải Định, Minh Mạng: 150k/ người
- Nhóm 3: Các lăng vua Thiệu Trị, Gia Long, Đồng Khánh: 50k/ người
- Nhóm 4: Điện Hòn Chén, Cung An Định, Đàn Nam Giao: 30k/ người
Riêng với giá vé GỘP 4 ĐIỂM gồm Đại Nội – Lăng Khải Định – Lăng Minh Mạng – Lăng Tự Đức giảm từ 650k giảm còn 530k/ người. Nếu gộp tất cả các địa điểm là 580k/ người.
Mua vé lăng Minh Mạng Huế ở đâu?
Hiện nay, trước cổng các điểm di tích đều có bán vé vào tham quan. Lăng mở cửa đón khách vào tất cả các thứ trong tuần, kể cả chủ nhật từ 7h cho đến 17h30.
Hiện nay, lăng Minh Mạng Huế là di tích quan trong của cố đô, nơi để tôn thờ vua nên mọi người đến đây chú ý ăn mặc nghiêm túc, không cần kín đáo nhưng tuyệt đối không quá hở hang, gây mất thiện cảm nơi tôn nghiêm. Ngoài ra, không nên cười đùa, giỡn hớt hay tự ý chạm vào các hiện vật có giá trị.