Về thăm làng Sình Huế – Nét đẹp tranh dân gian hơn 400 tuổi

Làng Sình Huế nổi danh với nghề làm tranh cổ truyền, lễ hội vật. Ghé thăm ngôi làng này chắc chắn là một trải nghiệm hấp dẫn và mới mẻ dành cho các tín đồ yêu thích xê dịch. Cùng Tour Đà Nẵng City bỏ túi các kinh nghiệm khám phá làng Sình nhé!

Giới thiệu đôi nét về Làng Sình Huế

Làng Sình Huế đã tồn tại tới 400 năm và là điểm đến đang dần thu hút được hàng triệu du khách trong và ngoài nước ghé thăm.

Làng Sình Huế ở đâu?

Làng Sình nằm cách trung tâm cố đô khoảng 10km. Làng tọa lạc tại thôn Lại Ân, xã Phú Mậu, Huế. Ngôi làng này cũng nằm ngay cạnh sông Hương và kề với ngã 3 sông.

Du khách có thể đến làng nghề truyền thống này bằng đường bộ hoặc đường thủy. Nếu đi theo đường thủy đến làng Sình, bạn sẽ phải chèo thuyền xuôi theo dòng sông Hương khoảng 9km từ cố đô. Chèo thuyền theo hướng Tây Nam nhé! Ngôi trên thuyền, bạn có thể thả hồn thư thái trong không gian sông nước trữ tình.

Hình ảnh thường thấy ở làng Sình
Hình ảnh thường thấy ở làng Sình

Đồng thời, bạn có thể ngắm cảnh và cảm nhận bầu được bầu không khí trong lành nơi đây. Cách di chuyển này được khá nhiều khách thập phương yêu thích.

Nếu không đi bằng thuyền bạn có thể di chuyển bằng xe ô tô, taxi, xe máy để đến làng. Từ trung tâm phố Huế, bạn chỉ cần chạy xe dọc theo con đường Nguyễn Sinh Cung. Khi gặp chợ Nọ, các bạn hãy rẽ trái vào đường 2. Nơi đây chính là địa phận của làng Sình.

Cung đường di chuyển đến làng khá dễ. Chính vì thế, du khách có thể di chuyển bằng bất cứ loại hình phương tiện nào, miễn hợp với sở thích và tài chính bạn nhé! 

Lịch sử và tên gọi làng Sình

Bạn có bao giờ tò mò rằng, tại sao lại gọi là làng Sình không? Trong chữ Nôm, tên gọi của làng là Lại Ân.

Theo các tài liệu ghi chép thì từ thế kỷ 15 – 16, người dân ở Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh đã di cư vào Huế để sinh sống, mở mang bờ cõi. Họ dừng chân ở Huế, lập làng và gọi tên làng là Lại Ân.

Tranh của làng Sình rất được lòng các du khách
Tranh của làng Sình rất được lòng các du khách

Có thể khẳng định rằng, đây là một trong những ngôi làng xuất hiện sớm nhất ở Đàng Trong. Đối diện với làng Lại Ân là phố cổ Bao Vinh Huế, cảng sông Thanh Hà.

Trước kia, làng Sình Huế vốn là trung tâm buôn bán và trung tâm văn hóa sầm uất. Nơi đây thường diễn ra khung cảnh mua bán nhộn nhịp. Không ít bài thơ, bài ca xưa đã ngợi ca vẻ đẹp kinh kỳ một thời ở làng Sình.

Danh sĩ Dương Văn An đã từng viết rằng “ Cầu Bao Vinh ngựa xe tấp nập, làng Lại Ân tiếng gà gáy sáng giục khách thương tài lợi cạnh tranh”. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ để bạn hình dung được rằng khung cảnh buôn bán ngày xưa ở làng thế nào!

Trải nghiệm thú vị khi khám phá Làng Sình Huế hơn 400 năm tuổi

Làng Sình nổi tiếng là một làng nghề truyền thống làm tranh mộc bản cổ truyền. Dòng tranh này thường được sử dụng để thờ cúng, phục vụ các nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo. Đôi khi, tranh còn được dùng trong những buổi lễ giải hạn, cầu an. 

Ghé thăm làng, bạn cũng sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng sự độc đáo trong từng bức tranh ở làng nghề và khám phá hệ thống chủ đề tranh, ý nghĩa ẩn sau mỗi bức tranh.

Sự độc đáo của tranh Làng Sình không phải ai cũng biết

Để làm ra một bức tranh, các nghệ nhân ở làng Sình phải thật khéo léo và tỉ mỉ trong từng công đoạn. Tranh thường được làm thủ công hoàn toàn và có 7 công đoạn chính lần lượt là xén giấy, quét điệp, in tranh lên mộc bản, phơi tranh, pha màu, tô màu, điểm nhãn.

Tranh làng Sình khác biệt hoàn toàn với những nơi khác
Tranh làng Sình khác biệt hoàn toàn với những nơi khác

Giấy thường được quét điệp cho dai và giữ được màu. Vỏ điệp thường được người dân nhập từ phá Tam Giang. Sau đó, họ tỉ mẩn giã và nghiền vỏ thật nhỏ để trộn cùng lớp bột gạo mịn.

Khi nghiên cứu về tranh ở làng Sình, khá nhiều nhà nghiên cứu đã bất ngờ phát hiện rằng gam màu được dùng ở làng giống với gam màu trên tranh pháp Lam ở nhiều kiến trúc kinh thành Huế. Điểm độc đáo của tranh làng Sình vẫn chưa dừng lại ở đó. Theo chia sẻ của các nghệ nhân thì, các màu sắc của tranh đều được chế tác cầu kỳ, công phu:

  • Màu đỏ được làm từ rễ cây vang lấy từ trong rừng sâu. Rễ sau khi được rửa sạch, người dân sẽ sắc chúng trên nồi đất, nung lửa đỏ trong 4 – 5 ngày.
  • Màu xanh được làm từ hỗn hợp hoa dành dành và lá mối.
  • Màu vàng thì được làm từ lá đung và trộn cùng với hoa hòe.
  • Màu chàm được tạo ra từ lá cây tràm. Lá cây sau khi được hái, người ta sẽ đem ngâm cùng với vôi rồi rữa nát, đánh tơi cho đến khi chúng nổi bọt. Vớt lấy phần bọt đó lọc kỹ, cho nước vào và cô đặc chúng lại.
  • Màu cam lại được tạo ra từ gạch non.

Ý nghĩa tranh Làng Sình

Tranh làng Sình Huế có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn và lưu giữ những làng nghề dân gian xưa. Đối với những người dân ở làng Sình thì các bức tranh như một nét đẹp mà cha ông đã vất vả gây dựng nghề và truyền lại cho con cháu. Với du khách, những bức tranh không chỉ là món quà mà còn mang ý nghĩa về văn hóa Việt đặc sắc. 

Tranh làng Sình có giá trị lịch sử, văn hóa lớn
Tranh làng Sình có giá trị lịch sử, văn hóa lớn

Tranh Làng Sình đa dạng hệ thống các chủ đề

Tranh làng Sình Huế là loại tranh in rời từng tờ một. Tranh thường được in bằng khuôn mộc bản. Mà khuôn đó thường được đúc từ gỗ thịt, mít hoặc gỗ kềnh. Nó giúp tạo ra những đường nét rõ nhất khi in.

Sau khi in xong, người ta thường tô lại tranh bằng những gam màu đã được tinh chế từ các nguyên liệu thiên nhiên. Theo chia sẻ của nghệ nhân Kỳ Hữu Phước thì tranh ở làng Sình có khoảng 50 đề tài. 

Các chủ đề tranh ở làng Sình rất đa dạng
Các chủ đề tranh ở làng Sình rất đa dạng

Các đề tài này chủ yếu xoay quanh việc tái hiện khung cảnh sinh hoạt xã hội cũng như tín ngưỡng cổ xưa. Các dòng tranh vẽ theo chủ đề và được chia làm 3 loại chính là:

  • Tranh nhân vật: Tượng Bà, ông Đốc, ông Điệu, Tờ bếp
  • Tranh súc vật: Vẽ các gia súc, 12 con giáp
  • Tranh đồ vật: Bức tranh vẽ quần áo, dụng cụ gia đình, cung tên, tiền…

Tìm hiểu quy trình tạo tác tranh Sình kỳ công

Quy trình tạo tác tranh Sình thường bao gồm 7 công đoạn chính:

  • Xén giấy: Dùng giấy bản to, khổ tựa khổ giấy báo. Sau đó, dùng dao cắt giấy cắt chúng thành nhiều khổ khác nhau.
  • Quét điệp: Các nghệ nhân thường dùng bút làm từ cây dứa mọc hoang để quét điệp lên giấy.
  • In tranh lên mộc bản: Sau khi lớp điệp khô, các nghệ nhân sẽ tiến hành in tranh làng Sình Huế lên mộc bản. Các nghệ nhân thường dùng từ 40 – 50 mộc bản khác nhau để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Nếu có du khách muốn đặt riêng bức tranh theo chủ đề thì nghệ nhân sẽ khắc mộc bản mới.
  • Đem tranh phơi: Sau khi in lên mộc bản thì người thợ sẽ thực hiện bước phơi tranh. 
  • Pha và tô màu cho tranh: Đây là công đoạn đòi hỏi những người làm tranh phải hết sức khéo léo. Họ sẽ pha màu và tô điểm bức tranh một cách cẩn thận.
  • Đóng nhãn: Công đoạn cuối cùng trong việc chế tạo tranh là đóng nhãn. 
Mỗi bức tranh được làm ra là cả tâm huyết của người thợ
Mỗi bức tranh được làm ra là cả tâm huyết của người thợ

Tự tay làm nên những bức tranh

Đây có lẽ là một trải nghiệm mà các du khách không nên bỏ lỡ khi bước chân đến làng Sình Huế. Các nghệ nhân thường rất thân thiện và sẵn sàng chia sẻ các bí kíp làm nên một bức tranh cho bạn.

Khi tới du lịch, thường thì các nghệ nhân sẽ hướng dẫn bạn chọn ra loại mực màu tốt phết lên bản mộc. Sau đó, các bạn chỉ cần dùng giấy dó in lên và đem phơi tranh để phần mực khô. Cuối cùng, bạn có thể thỏa sức sáng tạo và điểm tô những màu sắc bắt mắt cho tranh.

Tham gia hội vật làng Sình ở Huế

Vào ngày 10 tháng giêng âm lịch hàng năm, tại làng Sình Huế luôn tổ chức hội vật. Thời điểm này, người dân ở xã sẽ gióng trống, mở cờ để khai hội. Hội vật làng Sình vốn đã có từ lâu đời, tính đến nay đã tồn tại hơn 400 năm. Vào ngày hội này, du khách và người dân địa phương có thể tham gia lễ, hội hết mình.

Ngoài khám phá tranh thì bạn đừng quên tham gia lễ hội ở làng nhé!
Ngoài khám phá tranh thì bạn đừng quên tham gia lễ hội ở làng nhé!

Lễ hội là một dịp tốt để người dân phát huy tinh thần thượng võ, đẩy mạnh các phong trào rèn luyện thể dục thể thao. Đồng thời, qua đây bạn cũng sẽ nâng cao lòng dũng cảm, sự mưu trí.

2 phần chính của lễ hội là phần lễ và phần hội. Trước tiên, ở phần hội, các cụ trong làng thường sẽ làm nghi lễ vái tại Thành Hoàng ở đình làng. Sau phần lễ, người ta sẽ bắt đầu khai hội, các đô vật sẽ được phân theo lứa tuổi. Nếu thắng 3 trận họ sẽ được vào vòng chung kết.

Người tham gia đấu vật không bắt buộc phải là người địa phương. Các du khách cũng có thể đăng ký tham dự.

Kinh nghiệm tham quan Làng Sình Huế

Dù bạn đi tour Huế hay du lịch Huế tự túc và ghé thăm làng Sình Huế thì cũng cần bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây:

  • Làng Sình là một điểm du lịch ngoài trời và khá rộng. Chính vì thế, bạn sẽ phải di chuyển rất nhiều trong quá trình tham quan, khám phá làng Sình. Để thuận tiện cho công tác du lịch, các bạn nên mặc trang phục thoải mái, đi giày bệt để không bị đau chân nhé!
  • Hãy ưu tiên những trang phục có tính lịch sự cao vì đây là điểm tham quan có in đậm dấu ấn văn hóa, lịch sử nước nhà.
  • Không tùy tiện chen lấn, xô đẩy khi tham quan. Hãy cố gắng gìn giữ môi trường vệ sinh tại làng tranh nhé!
  • Cố gắng không xê dịch các vật dụng trong làng nghề. Bạn cũng không nên tự ý sờ tay vào các bức tranh, món đồ cổ nếu như không được phép.
  • Chú ý bảo quản tài sản cá nhân, đặc biệt là trong trường hợp có đông du khách đến làng nghề.

Làng Sình Huế hiện đang là điểm đến mà khá nhiều du khách đã và đang tích note và hứa hẹn rằng phải đến một lần trong đời. Ghé thăm ngôi làng này bạn sẽ được tận hưởng nét đẹp văn hóa của làng nghề truyền thống và thoải mái sáng tạo một bức tranh từ mộc bản in đậm dấu ấn cá nhân. 

Xem thêm: Lịch trình tham gia Tour du lịch Đà Nẵng giá rẻ 2023

Rate this post
Bài viết liên quan