Nhà cổ Phùng Hưng Hội An – Kiến trúc văn hóa đa quốc gia

Bạn sẽ không cho rằng nhà cổ Phùng Hưng Hội An ngẫu nhiên hút khách du lịch đến tham quan chứ? Hãy cùng Tour Đà Nẵng khám phá chi tiết lý do vì sao ngôi nhà cổ này lại được ngợi ca và hấp dẫn các lượt khách du lịch đến vậy nhé!

Nhà cổ Phùng Hưng ở đâu?

Có thể khẳng định chắc chắn một điều rằng không một người dân Hội An nào lại không biết đến nhà cổ Phùng Hưng. Ngôi nhà này tọa lạc trên đường Minh Khai, số 4, phường Minh An. Nằm gần nhà cổ này còn có chùa Cầu nổi tiếng. Du khách chỉ cần đi qua cầu là vừa đến ngôi nhà.

Nhà cổ Phùng Hưng ở đâu?
Biển chỉ dẫn lối vào nhà cổ

Xưa kia, nơi đây được mệnh danh là đất rồng, đất phượng. Bởi vì, tấp nập thương nhân trong và ngoài nước gặp gỡ, giao lưu, buôn bán tại đây.

Lịch sử nhà cổ Phùng Hưng

Bạn có biết nhà cổ Phùng Hưng do ai xây dựng và lấy tên gọi bắt nguồn từ đâu không? Dựa theo các tài liệu ghi chép thì thông tin về nhà cổ được biết đến như sau:

Thời gian nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng

Nhà cổ Phùng Hưng Hội An có niên đại lên đến 240 năm, chính thức xây dựng vào năm 1780. Đây là thời điểm mà thị cảng của Hội An nằm trong thời kỳ thịnh vượng, phát triển đỉnh cao. Do đó, khi ghé thăm ngôi nhà cổ này bạn sẽ rất dễ mường tượng được khung cảnh nhộn nhịp của khu phố xưa.

Thời gian nhà cổ Phùng Hưng được xây dựng
Niên đại của nhà cổ lâu đời

 Các địa điểm chơi ở Đà Nẵng không thể bỏ qua

Chủ nhân của ngôi nhà cổ này là một thương nhân Việt Nam. Ban đầu mục đích xây dựng của ông chính là biến ngôi nhà trở thành nơi kinh doanh lâu dài. Các mặt hàng đầu tiên được bày bán là quế, tiêu, muối và đồ thủy tinh. 

Mong muốn của gia chủ chỉ đơn thuần là làm ăn phát đạt vì thế đã đặt tên cho ngôi nhà là Phùng Hưng. Đây cũng là tên hiệu buôn của ông mang hàm ý mong mỏi của chính gia chủ.

Thiết kế nhà cổ Phùng Hưng

Kinh tế dư giả lại có vốn kiến thức sâu rộng nên thương nhân người Việt này đã không ngừng đầu tư vào thiết kế căn nhà. Đây là kiến trúc có sự tổng hợp của 3 trường phái chính là ViệtNhậtTrung.

Thiết kế nhà cổ Phùng Hưng
Thiết kế nhà cổ Phùng Hưng mang màu sắc của 3 quốc gia

Nét Trung Hoa thể hiện ở hệ thống ban công, cửa sổ và cửa chính của căn nhà. Kiến trúc mang hơi hướng Nhật Bản điển hình nhất là mái lớn của gian nhà. Mái trước và gian sau cùng với cột nhà lại mang đậm nét văn hóa kiến trúc của Việt.

Vật liệu chính xây dựng nên ngôi nhà cổ này là gỗ quý hiếm. Có lẽ vì thế mà trải qua hơn 2 thế kỷ, nhà cổ Phùng Hưng vẫn luôn giữ được “phong độ”, thể hiện trọn vẹn giá trị của mình.

Đã 8 thế hệ sinh sống ở nhà cổ Phùng Hưng

Ngôi nhà cổ hiện tại vẫn có chủ nhân sinh sống và bảo quản các giá trị của mái ấm. Họ là truyền nhân đời thứ 8 của vị thương nhân nọ. Tại đây cũng đã được gia chủ mở thêm một xưởng may thêu thủ công để tạo ra các món quà lưu niệm đẹp mắt. Du khách đến tham quan tại đây có thể mua để làm quà lưu niệm.

Đã 8 thế hệ sinh sống ở nhà cổ Phùng Hưng
Nhà cổ đã chứng kiến 8 thế hệ con cháu sinh sống

Chủ nhà nắm bắt rất rõ về lịch sử của nhà cổ. Do đó, nếu bạn muốn hiểu hơn hãy nhờ đến sự tư vấn của họ nhé! Các thành viên trong nhà luôn tự hào thuyết minh về lối kiến trúc cũng như các đường nét độc đáo trong căn nhà. Vì thế, đừng ngại khi đề nghị họ giúp đỡ về mặt kiến thức, thông tin liên quan đến nhà cổ nhé!

Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia

Vào năm 1993, nhà cổ đã được công nhận là một trong những di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Như một đứa con an bình của Hội An Thành, trải qua hơn 200 năm, ngôi nhà chứng kiến biết bao thế hệ con người nơi đất mẹ. 

In hằn trong tâm trí người dân Hội An mãi mãi là hình ảnh lũ lụt kinh hoàng vào năm 1964. Khi ấy, nước dâng cao ngập cả sàn gỗ gác và nhà cổ là nơi trú ngụ an toàn cho hơn 160 người dân.

Nhà cổ Phùng Hưng Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia
Nhà cổ đã được công nhận là di tích quốc gia

Đến năm 1999, mẹ thiên nhiên lại một lần nữa nổi giận, kéo theo cơn đại hồng thủy, nhấn chìm cả khu phố. Nhờ có cửa sập mà chủ nhân của nhà cổ đã khắc phục được tình trạng hàng hóa ở tầng trệt bị hư hỏng. Đời sống kinh tế trong hoàn cảnh đó cũng vì thế mà được khắc phục triệt để.

Tham quan nhà cổ Phùng Hưng Hội An

Khi bước vào căn nhà cổ Phùng Hưng Hội An, điều đầu tiên khiến bạn ấn tượng chắc chắn là hình dạng ống của nhà. Mặt tiền nhà ở rộng rãi với 2 tầng, 2 nếp và có tới 4 mái. Thiết kế này đặc biệt phù hợp với nhu cầu kinh doanh cũng như buôn bán của thời xưa. Gỗ lim cùng với những loại gỗ hiếm khác là chất liệu chính tạo nên ngôi nhà. Ngay từ cửa chính bạn sẽ bắt gặp 2 mắt cửa uy nghiêm. 

Dựa theo các tài liệu thì đây vừa là vật trang trí vừa đóng vai trò như một linh vật. Bởi vì nó có thể canh giữ cho ngôi nhà, xua đuổi tà ma, giúp vận khí của gia chủ tốt dần lên.

Kiến trúc tầng trệt độc đáo

Tầng trệt của nhà cổ trước đây được sử dụng cho mục đích trưng bày và buôn bán hàng hóa. Ở thời điểm hiện tại, tầng trệt của căn nhà là nơi lưu trữ các cổ vật xưa và nơi đón khách tham quan.

Tầng trệt nhà cổ Phùng Hưng
Tầng trệt nhà cổ Phùng Hưng dùng để tiếp đón du khách

Lúc đến đây, bạn có thể nghỉ ngơi ở bộ bàn ghế đặt giữa nhà. Những bức tường xung quanh được trang trí với nhiều nét chạm trổ độc đáo, nghệ thuật. Các chi tiết được chạm khắc được thể hiện bởi chính các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng.

80 cây gỗ lim làm nên hệ thống cột chèo nhà cổ chắc chắn. Để giảm độ lún cũng như tránh mối mọt, các cột gỗ này đều được đặt trên chân đá. Điều này giúp ngăn cách đất và chân cột tiếp xúc với nhau, hạn chế cao nhất tình trạng bị hư hỏng.

Lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng

Trong tour Hội An, sai lầm lớn có lẽ là khi bạn bỏ lỡ không khám phá lầu 2 của ngôi nhà cổ này. Bước lên tầng 2 của nhà cổ Hội An bạn sẽ lập tức có cảm giác linh thiêng, cổ kính. Bởi nơi đây có bàn thờ tự tổ tiên cùng với Thánh Mẫu.

Một chiếc bàn được đặt sẵn trước bệ thờ và có 7 quân xúc xắc làm từ đá cẩm thạch. Mỗi khi đi đâu xa, họ sẽ gieo xúc xắc để biết được thời gian lành xuất hành là khi nào.

Lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng
Lầu 2 nhà cổ Phùng Hưng có điện thờ tự

Bởi vì nằm ở vị trí gần sông nên sàn gác được thiết kế với nhiều ô trống vuông. Đây được gọi là hình dạng của cửa sập. Khi lũ lụt đến, gia chủ có thể tháo ra để thuận tiện cho công tác dịch chuyển hàng hóa từ dưới tầng trệt lên gác.

Mái nhà được lợp bằng ngói âm dương giúp:

  • Nhà ở phố cổ Hội An này có được sự thông thoáng trong những ngày hè. Hơn nữa lại giữ được nền nhiệt tốt khi vào đông.
  • Ngói có chạm khắc hình cá chép – biểu tượng của sự may mắn

du lịch Hội An tự túc hay đi theo tour thì bạn cũng đừng quên khám phá ngôi nhà này nhé! Bên cạnh đó còn có nhà cổ Tấn Ký Hội AnHội quán Quảng Đông cũng là địa điểm đáng để bạn ghé thăm. Tin rằng những trải nghiệm nơi đây sẽ khiến bạn có cảm quan khác đấy.

Rate this post
Bài viết liên quan