Tết Đoan Ngọ là gì? Ý nghĩa ngày tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là gì? Tết Đoan Ngọ nên cúng gì? Tết Đoan Ngọ ăn gì? Tour Đà Nẵng City giải đáp thắc mắc đó nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày tết Đoan Ngọ.

Tết Đoan Ngọ là gì? Ý nghĩa tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ là một ngày lễ cổ truyền của người Việt và nhiều quốc gia khác ở Châu Á. Mỗi quốc gia lại có phong tục riêng và quan niệm riêng về ngày lễ này.

tết đoan ngọ là gì

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Tết Đoan Ngọ ngày nào?

Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, Triều Tiên đều cùng lấy ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hàng năm tổ chức tết Đoan Ngọ. Thời gian tổ chức tết Đoan Ngọ sau khi hết vụ lúa chiêm và bắt đầu vụ lúa mùa. Trong ngày lễ này diễn ra rất nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa.

Ý nghĩa tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ còn có tên gọi khác là Tết Đoan Dương. Ý nghĩa của tết Đoan Ngọ là gì?

  • Đoan Ngọ: thời khắc bắt đầu của buổi trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa)
  • Đoan Dương: thời điểm bắt đầu dương khí thịnh (Đoan: mở đầu, Dương: mặt trời, dương khí)

Thực chất, tết Đoan Ngọ là phong tục về tuần hoàn thời tiết trong một năm. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian ý nghĩa lớn nhất của ngày tết Đoan Ngọ là tết diệt sâu bọ. Người nông dân làm lễ cảm tạ tổ tiên, trời đất và mừng vụ được mùa.

Có nhiều truyền thuyết lý giải ngày tết Đoan Ngọ. Ở Trung Quốc, tết Đoan Ngọ xuất phát từ truyền thuyết Khuất Nguyên. Tại Việt Nam, tết Đoan Ngọ gắn liền với truyền thuyết ông lão Đôi Truân giúp dân giải nạn sâu bọ hoành hành.

Mỗi gia đình chỉ cần lập đàn cúng có trái cây, bánh tro rồi vận động ngay trước nhà. Trong cả năm không có sâu bọ tàn phá mùa màng và gia đình có cuộc sống ấm no, sức khỏe dồi dào.

Có nên du lịch Huế sau tết hay không?

Tết Đoan Ngọ cúng gì?

Không phải ai cũng biết Tết Đoan Ngọ cúng gì sao cho đầy đủ và đúng với phong tục? Gia chủ có thể chọn cúng mặn hoặc cúng chay tùy vào điều kiện gia đình. Mâm cúng gồm có: lễ cúng gia tiên và mâm cúng ngoài trời.

Chuẩn bị mâm cúng gia tiên

tết đoan ngọ cúng gì

Mâm cúng gia tiên trong ngày tết Đoan Ngọ

Mâm cúng gia tiên được thực hiện ở trong nhà gồm nhiều lễ vật thành kính dâng lên tổ tiên. Lễ cúng gồm có:

  • Trái cây
  • Xôi hoặc bánh chay
  • Hoa tươi (chủ yếu là hoa đồng tiền: 9 bông)
  • Rượu 3 chén vàng, đỏ, trắng
  • Nước lọc hoặc nước trà 3 chén
  • Vàng tiền âm phủ

Chuẩn bị mâm cúng ngoài trời

Mâm cúng ngoài trời cảm tạ và cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên phù hộ. Gia chủ cần chuẩn bị:

  • Bánh chay, xôi
  • Trái cây ngũ sắc
  • Hoa tươi (có thể là 9 bông hoa đồng tiền)
  • Rượu 5 chén trắng, xanh, vàng, đỏ, đen
  • Nước lọc hoặc nước trà 5 chén
  • Vàng thuyền, vàng lá
  • Lọng đỏ viền vàng

Tất cả các lễ vật đều được đặt trên một tấm vải đỏ rộng. Mâm cúng được đặt hướng về phía Nam.

Tết Đoan Ngọ ăn gì?

Nếu như ngày Tết Nguyên Đán của người Việt có bánh trưng xanh thì tết Đoan Ngọ cũng có những món ăn đặc trưng riêng. Đó là món bánh tro, thịt vịt, chè trôi nước, rượu nếp hay chè kê và trái cây.

tết đoan ngọ ăn gì

Bánh tro, bánh gio tính mát và ăn không bị ngấy

Bánh tro hay bánh ú tết Đoan Ngọ

Bánh có hình tứ giác, màu vàng đậm thường được ăn cùng với mật ong hoặc mật mía. Bánh được làm từ gạo nếp ngâm trong nước tro rồi gói lại bằng lá tre, hấp chín.

Bánh tro khi chín có màu vàng, mềm và dẻo của gạo nếp. Bánh tro không có nhân và ngon hơn khi ăn nguội.

tết đoan ngọ ăn gì

Người miền Bắc thường ăn tiết canh vịt vào ngày tết Đoan Ngọ nhưng hiện nay do dịch gia cầm nên món ăn này đã được thay thế

Thịt vịt

Với người dân miền Bắc và miền Trung thì thịt vịt là món ăn không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm của người dân thì các món ăn được chế biến từ thịt vịt có tính giải nhiệt. Ăn thịt vịt trong ngày nóng của tháng năm có cơ thể luôn mát mẻ.

tết đoan ngọ ăn gì

Đây là món chè trôi nước của người miền Nam ăn trong ngày tết Đoan Ngọ

Chè trôi nước

Với người dân miền Nam lại có món chè trôi nước đặc trưng của ngày tết Đoan Ngọ. Món chè trôi nước có vị thanh và mát, béo ngậy của nước cốt dừa. Chè được làm từ bột gạo nếp dẻo có phần nhân đậu xanh bên trong.

tết đoan ngọ ăn gì

Chè kê nấu chín sẽ mềm, thơm thoang thoảng mùi gừng

Chè kê

Người dân Huế lại không ăn món chè trôi nước trong tết Đoan Ngọ. Thay vào đó là món chè kê. Món chè kê thơm phức và hấp dẫn.

tết đoan ngọ ăn gì

Rượu nếp có vị cay nồng

Rượu nếp

Theo quan niệm dân gian, rượu nếp hoặc rượu nếp cẩm có tác dụng diệt sâu bọ trong cơ thể. Do vậy, vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch ngay sau khi thức giấc ăn ngay chén rượu nếp.

Trái cây

Các loại trái cây có vị chua, chát, đắng như: mận, xoài… cũng được ăn vào buổi sáng tết Đoan Ngọ. Ý nghĩa tương tự như rượu nếp.

Gợi ý: địa điểm du lịch trong dịp tết nên đi

Một số hình ảnh tết Đoan Ngọ mồng 5/5 đẹp

Những ngày lễ tết như tết Đoan Ngọ không chỉ mang giá trị nét đẹp văn hóa dân gian mà còn có là thời gian cả gia đình sum họp, quây quần đầm ấm. Vì vậy, ngày tết Đoan Ngọ luôn có ý nghĩa thiêng liêng.

Cùng xem những hình ảnh ghi lại khoảnh khắc đẹp trong ngày tết Đoan Ngọ:

ý nghĩa tết đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc

tết đoan ngọ ngày nào

Tết Đoan Ngọ ở Nhật Bản

hình ảnh tết đoan ngọ 5/5

Tết Đoan Ngọ tại Hàn Quốc

tết đoan ngọ việt nam

Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

hình ảnh tết đoan ngọ 5/5

Tết Đoan Ngọ tổ chức ở Đài Loan

Với thông tin chia sẻ ở trên bạn đã biết Tết Đoan Ngọ là gì? Ý nghĩa ra sao và cần phải chuẩn bị những gì cho ngày lễ đặc biệt này.

Xem thêm: hòn Bảy Cạnh có gì thú vị? 

5/5 - (1 bình chọn)
Bài viết liên quan