Bạn đã từng nghe tên chùa Ba Đồn Huế chưa? Đây là một trong số những ngôi chùa đặc biệt nhất mà bạn không nên bỏ lỡ nếu có dịp đến Huế. Cùng Tour Đà Nẵng xem, điều đặc biệt ở ngôi chùa này là gì nhé!
Thông tin Chùa Ba Đồn Huế
Chùa Ba Đồn đã từng chứng kiến rất nhiều thăng trầm của lịch sử nước nhà. Các thông tin về vị trí cũng như bề dày lịch sử của chùa đều được sử sách ghi chép lại cẩn thận.
Vị trí Chùa Ba Đồn
Chùa Ba Đồn Huế nằm cách trung tâm cố đô khoảng 5km. Chùa nằm ngay bên đường Tham Thai. Nếu để ý, bạn sẽ phát hiện rằng, đường từ Nam Giao đi về hướng nghĩa trang của thành phố cũng chính là đường đến chùa Ba Đồn.
Chùa thuộc ấp Tứ Tây, phường An Tây, Tp Huế. Chùa là nơi an nghỉ của hàng vạn con người xấu số. Chùa được xây dựng bởi các phường nghề tự lập. Những người chịu trách nhiệp giữ chùa là những người bán thế xuất gia.
Bề dày lịch sử hơn 200 năm
Trước kia, nơi đây không được gọi là chùa mà chỉ được biết đến là một bãi đất trống dùng để làm cồn mồ chôn cất cho những người đã chết. Năm 1803, để xây dựng nên Kinh thành Phú Xuân, vua Gia Long đã cho giải tỏa 8 ngôi làng ở bờ bắc sông Hương. Toàn bộ các mồ mả, nhà cửa đều phải di dời.
Những mồ mả không có người thân được quy tập lên vùng đất này và hình thành nên cồn mồ 8 của 8 làng. Vào năm 1803, vua Gia Long cũng đã cho dựng bia đá ghi ơn vua cho hợp táng những người không có ai thờ tự.
Đến năm 1835, vua Minh Mạng cho lập ra một bàn thờ ở giữa trời tại cồn mồ để tổ chức cúng tế hàng năm. Về sau, vua cho lập thêm 2 đàn nữa để cúng cô hồn của cồn mồ 2, 3. Từ đây, dân chúng gọi là Ba Cồn Mồ (Ba Đồn) vì hằng năm đều có 3 đàn tế lễ.
Năm 1885, sau khi thất thủ Kinh đô, giặc Pháp đã giết hại rất nhiều dân chúng, binh lính. Lúc đầu, người chết được chôn ở 2 bên lề đường hoặc ngay trong các vườn nhà. Về sau, thực dân Pháp đã ép buộc dân chúng phải bốc hết các mồ ra khỏi Kinh thành. Các mồ chôn vô chủ lại một lần nữa được hợp táng lên Ba Đồn.
Ở thời điểm hiện tại, có khá nhiều người đến chiêm bái ở chùa. Các đợt cúng tế cầu xin thần linh bảo hộ cho Ba Đồn và người dân đều được tổ chức đầy đủ hơn.
Kiến trúc chùa và ý nghĩa tâm linh
Chùa Ba Đồn Huế có rất nhiều những điều kỳ bí. Do đó, nếu bạn có ý định du lịch Huế tự túc và khám phá các bí ẩn của ngôi chùa thì đừng quên lưu giữ lại những thông tin dưới đây:
Ngôi chùa không có tu sĩ
Dựa theo chia sẻ của ông Phạm Nguyên (72 tuổi, đời thứ 3 sống trong chùa Ba Đồn) thì chùa có 3 nghĩa địa lớn và 5 nghĩa địa nhỏ. Buổi sơ khai, vua Gia Long đã cho quy tập các ngôi mộ vô chủ rồi lập am để tiến hành thắp nhang và lập điện thờ Ba Đồn.
Vào năm 1957, điện thờ Ba Đồn lần đầu tiên được trùng tu và mở rộng. Vào năm 1958 – 1960, điện thờ đã trải qua một cuộc đại trùng tu và được bổ sung xây dựng thêm các công tình như hồ sen, tiền đường, nhà tăng… Từ khi chùa có ống xăm, nhân dân khi có việc đều lên chùa để xin xăm. Họ thấy xăm linh nghiệm thì mang ơn và quay về chùa đóng góp.
Ngôi chùa không có các tu sĩ, chỉ có cư sĩ. Điều này được giải thích là, các cư sĩ vào chùa thờ phụng là chính. Việc ăn uống, cung cấp của họ có thể dùng đô mặn. Ông Nguyên cũng cho hay “ngày xưa cúng tam sanh là cúng mặn, vì không cúng chay toàn diện nên chùa không có tu sĩ”.
Cồn mộ Đồn sau lưng chùa
Cồn mộ sau lưng chùa có thờ cúng hàng nghìn cô hồn vô chủ. Dựa theo các ghi chép thì cồn mồ thứ 2 có 3.700 người an nghỉ. Cồn mồ thứ 3 có 2250 người. Vào thời kì Kinh đô thất thủ, số lượng người dân, binh lính bị giết hại tăng lên hàng ngàn người.
Giải mã bí ẩn về loài cỏ mọc nơi đây
Từ trước đến nay, chùa Ba Đồn vẫn luôn có những bí ẩn tâm linh. Bất kể người dân nào lớn lên ở quanh khu vực này đều hướng về Ba Đồn.
Sau năm 1975, khá nhiều người dân đã tập trung về chùa Ba Đồn để đào công trình thủy lợi. Có một số thanh niên đã cắm trại ngủ trên bãi cỏ Đồn 1. Nửa đêm, họ liền thấy có người đến đuổi nhưng không đi.
Hôm sau, khi đào thủy lợi, các thanh niên người thì gãy tay, người thì gãy chân, sốt cao… Đêm sau lại có người đến đuổi nữa. Sợ gặp phải chuyện kỳ bí nữa nên các thanh niên đã vào chùa xin ngủ lại. Sáng hôm sau, không có thanh niên nào dám trở lại Đồn.
Cũng có chuyện kể rằng, vào năm 1975 có một chiếc thăng thấy Cồn mồ rất rộng rãi nên đã đáp xuống. Sau đó, phi công muốn lái máy bay trở lại đều không được. Họ phải nhờ đến xe cần cẩu để cẩu máy bay về sân bay Phú Bài.
Điều đặc biệt là các Đồn chỉ có duy nhất 1 loài cỏ. Điều này được các nhà sư bán thế ở vùng này giải thích là do các vong linh ở dưới đất chỉ cho loại cỏ này mọc lên để giữ đất. Cũng có nhiều người cho rằng, ngày xưa nhiều người rải muối lên cồn mồ nên chẳng cây nào sống được ngoại trừ cỏ.
Thờ cúng tại Chùa Ba Đồn
Việc tế cúng ở chùa Ba Đồn Huế đã được thực hiện từ thời vua Minh Mạng. Thời Thái Thành mặc dù rất thiếu thốn nhưng lễ vật hàng năm dùng cho việc tế lễ ở đây đều có 3 con lợn, 15 đấu nếp, 45 chén gạo cùng với 15 chén muối. Ngoài ra, người ta còn dùng đến hương đèn, rượu, cau và các đồ vàng bạc bằng giấy.
Từ thời Thành Thái – Duy Tân, mỗi năm người dân ở đây sẽ tế lễ vào ngày 23/5 âm lịch. Sau này, ngoài việc thờ Thánh còn có các lễ cúng âm hồn. Các phổ tự thường sẽ tự chọn ngày tế riêng hoặc hợp tế.
Chùa Ba Đồn rất linh thiêng. Nơi đây trở thành nơi đoán xăm mà người dân cố đô thường đến.
Lưu ý khi tham quan Chùa Ba Đồn Huế
Vị trí của ngôi chùa này trên bản đồ du lịch Huế rất dễ tìm. Vì thế các bạn có thể ghé thăm chùa bằng các loại hình phương tiện khác nhau. Tuy nhiên, hãy nhớ đến một số điều dưới đây trước khi tham quan Chùa Ba Đồn Huế nhé!
- Trang phục: Chùa Bà Đồn là chốn tâm linh, rất thiêng. Vì thế, các du khách nên chọn những trang phục kín đáo, lịch sự. Bạn tuyệt đối không được mặc những bộ đồ thiếu vải, hở hang, gây phản cảm.
- Lời nói: Đừng tùy tiện cười to, chỉ trỏ làm ảnh hưởng đến chùa cũng như những người xung quanh.
- Hãy mang theo nước uống. Bởi vì trong chùa có khá nhiều địa điểm tham quan và thời gian ghé thăm có thể là khá dài. Vì thế, hãy chủ động mang theo nước để phòng trường hợp bạn khát nhé!
- Nếu dâng hương, cúng lễ hãy thực hiện với tất cả tấm lòng của bản thân.
Trên đây là chi tiết thông tin về chùa Ba Đồn Huế. Tin rằng, du khách sẽ có những trải nghiệm hay ho khi ghé thăm ngôi chùa. Nếu có thời gian, bạn cũng đừng quên tìm hiểu nhiều hơn nữa về chùa và sắp xếp ghé thăm nhé! Gần chùa cũng có một số điểm du lịch khác, nên bạn có thể thực hiện tour Huế khám phá trọn vẹn cố đô.
Xem thêm: Tour du lịch Đà Nẵng trọn gói 2023