Trong hành trình tìm về xứ Quảng thương yêu, chẳng thể nào lại không dành chút thời gian ít ỏi để ghé lại Hội An, để cùng ngắm nhìn nét đẹp của Chùa Cầu. Trải qua 4 nghìn năm lịch sử, Chùa Cầu Hội An cho đến bây giờ vẫn giữ gìn một cách trọn vẻ đẹp vốn có, là minh chứng cho một thời kỳ vang danh, sầm uất của một cảng thị nổi tiếng vào thế kỷ 16-19.
Giới thiệu về Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu Hội An nằm ở đâu?
Chùa Cầu là một cây cầu cổ nằm ngay đầu đường Nguyễn Thị Minh Khai, P. Minh Khai, phố cổ Hội An, TP. Hội An.
Chùa được xây dựng bởi người Nhật hay còn gọi là cầu Nhật Bản hay Lai Kiều Viễn. Cái tên Chùa Cầu cho đến nay vẫn là tên gọi phổ biến nhất, là cây cầu được thiết kế theo kiểu một ngôi chùa. Du khách khi đến với Hội An có thể đến để tham quan, viễn cảnh chùa và cúng viếng.
Năm 1990, Chùa Cầu được công nhận là di tích Lịch sử – Văn hóa cấp quốc gia.
Hướng dẫn cách di chuyển đến Chùa Cầu Hội An
Chùa Cầu được biết đến là điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá phố cổ Hội An. Ngay khu vực bán vé, chỉ cần đi thêm một đoạn tầm vài trăm mét nữa, bạn sẽ thấy ngay Chùa Cầu nghiêng mình trầm mặt trên một nhánh nhỏ của sông Thu Bồn.
Trong bài viết kinh nghiệm du lịch Hội An, mình cũng đã có hướng dẫn chi tiết về việc lựa chọn phương tiện di chuyển cũng như thời gian gọi là lý tưởng nhất để đến phố cổ, bạn có thể lưu lại vì trong đó chắc chắn bạn sẽ tìm thấy được một vài các thông tin hữu ích cho chuyến đi của mình.
Kiến trúc Chùa Cầu Hội An có gì đặc biệt phải khám phá?
Chùa Cầu Hội An – dấu ấn của thời gian
Nằm vắt mình qua 4.000 năm lịch sử, chùa Cầu cho đến nay là biểu tượng của lịch, của thời gian là minh chứng cho những chuyển biến về kinh tế, chính trị, văn hóa của Hội An. Giữa một phố hội ngày càng hiện đại, tinh tế thì Chùa Cầu vẫn đứng đó, vẫn một vẻ đẹp cổ kính và trầm mặc.
Chùa Cầu Hội An từng là thương cảng sầm uất
Vào thế kỷ thứ 16-17, khi nhà Nguyễn bắt đầu cho mở cửa, Hội An được lựa chọn trở thành cảng thị là nơi gặp gỡ, giao thương hàng hóa với các thương nhân nước ngoài. Kể từ khi có sự hội nhập của các nước, Hội An ngày một trở nên nhộn nhịp, tấp nập tàu thuyền qua lại. Theo các tài liệu cổ ghi lại, Hội An là một trong những cảng thị lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ.
Chùa Cầu – nơi giao thoa giữa các nền văn hóa
Chùa Cầu là một trong những di tích của Hội An, đã bao lần chứng kiến Hội An đi qua những thăng trầm và cũng đồng thời là nơi giao thoa của văn hóa Việt – Nhật – Hoa. Trải qua một thời gian dài, Chùa Cầu cho đến nay vẫn giữ gần như trọn vẹn các nét đẹp tinh tế của một kiến trúc độc đáo thời kỳ lúc bấy giờ.
Dẫu được xây dựng bởi những kỹ sư Nhật Bản nhưng đâu đó vẫn thấy dáng dấp của một nét kiến trúc truyền thống của người Việt. Cầu được lớp mái ngói âm dương, là một lối kiến trúc phổ biến của người Việt. Cầu được thiết kế mái che khá là độc đáo, kiểu vòng cung, ở hai bên có hành lang hẹp để làm nơi nghỉ mát. Chất liệu sử dụng để làm nên cầu toàn bộ là gỗ, với các tiểu tiết được chạm trổ tinh xảo kết hợp với kiến trúc Nhật Bản rất dễ nhận thấy.
Chùa Cầu Hội An – biểu tượng được in trên tờ tiền 20.000
Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy được hình ảnh Chùa Cầu được khắc họa một cách đẹp đẽ trên tờ tiền polime 20 nghìn của nước Việt Nam. Chỉ điều đó thôi đã nói lên được giá trị to lớn, quan trọng của Chùa Cầu đến với kinh tế cũng như tâm linh của người Việt.
Chùa Cầu Hội An – biểu tượng của du lịch Việt Nam
Tháng 7/2019, một lần nữa Hội An lại khiến chúng ta phải nức mũi tự hào khi chính hình ảnh Chùa Cầu đã xuất hiện rực rỡ ngay trang chủ của Google. Trước đó, Hội An đã xuất sắc dành lấy danh hiệu “Thành phố du lịch tốt nhất thế giới” do Travel and Leisure (Tạp chí du lịch hàng đầu của Mỹ) bình chọn.
Cùng với đó, Hội An cũng là một trong những điểm đến đắt giá với hàng loạt các danh hiệu:
- Top 10 thành phố lãng mạn nhất thế giới
- Top điểm đến hot nhất châu Á
- Ký ức Hội An trở thành show diễn thực cảnh đẹp nhất thế giới
Để tiện lợi nhất cho việc tham quan phố cổ, khám phá và ghi lại cho mình những bức hình tuyệt vời nhất cùng với Chùa Cầu, du khách nên cân nhắc book Tour Hội An 1 ngày. Đặc biệt vào những ngày lễ tết, đi tour vẫn là tiện nhất để có thể tìm hiểu nhiều hơn về lịch sử hình thành, phát triển của Chùa Cầu.
Các tour du lịch Hội An ưu đãi:
Những địa điểm du lịch gần Chùa Cầu Hội An trong phố cố
Tiếp theo trong hành trình tham quan Chùa Cầu Hội An, chắc chắn du khách không thể bỏ lỡ những địa điểm xung quanh đó. Để tạo nên một Hội An yên bình, cổ kính hẳn không thể chỉ mỗi Chùa Cầu được, rất nhiều những di tích, những cảnh đẹp đang chờ đợi bạn đến chiêm ngưỡng.
Khu phố cổ Hội An
Chùa Cầu nằm lọt thỏm trong lòng phố cổ nhưng lại nằm ở đầu đường đi vào, chính vì thế sẽ thật là tiếc nuối nếu chỉ đến Chùa Cầu mà không đi sâu vào tham quan bên trong. Khu phố cổ thực ra là một đô thị cổ, như đã nói ở trên thì trước đây nó là một thương cảng nổi tiếng vào thế kỷ 16-17. Với diện tích chỉ khoảng 2km2, du khách có thể đi dạo một vòng mà không sợ mỏi chân.
Bên trong phố cổ, những ngôi nhà cổ dường như đã in đậm màu thời gian, xen kẽ trong những mái nhà phủ đầy rêu phong là những bức tường đã sậm màu, cũ kỹ. Theo số liệu thống kê, hiện nay phố cổ Hội An có tổng cộng là 1.360 di tích, bao gồm 1.068 ngôi nhà cổ (trong đó có nhà cổ Tân ký có tuổi đời 200 năm), 44 ngôi mộ cổ, 38 nhà thờ tộc, 43 miếu thờ, 19 ngôi chùa lớn nhỏ, 23 đình, 11 giếng nước và di tích Chùa Cầu.
Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng siêu chi tiết
Chèo thuyền sông Hoài
Thật không hổ danh khi Hội An đã lọt top 10 điểm đến lãng mãn nhất trên thế giới. Đâu chỉ có những mái ngói rêu phong, những ngôi nhà tường vàng đầy rực rỡ, những giàn hoa giấy xinh xắn, chèo thuyền trên sông Hoài và thả hoa đăng cũng là khoảnh khắc thật lãng mạn, mang lại những phút giây không thể nào thích thú hơn.
Làng gốm Thanh Hà
Với tuổi đời lên đến 500 năm tuổi, làng gốm Thanh Hà được biết đến là làng nghề truyền thống ở Hội An. Cho đến nay, dù đã trải qua một thời gian dài, gần như bị mai một nhưng gốm Thanh Hà vẫn còn tồn tại, tạo ra nhiều sản phẩm gốm đẹp, tinh tế cung ứng cho người địa phương và những vùng lân lận như Quảng Nam, Đà Nẵng.
Ngoài ra, theo kinh nghiệm du lịch Hội An, nếu chỉ tham quan Chùa Cầu sẽ không thể hết 1 ngày, và có lẽ khá nhàm chán nếu bạn dành cả 1 ngày chỉ để đi phố cổ. Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể tham khảo một vài gợi ý của tour du lịch Đà Nẵng dưới đây, là lịch trình khá thích hợp cho những bạn chỉ có 1-2 ngày ở Hội An.
Ngày 1: Book tour Hội An 1 ngày khám phá phố cổ Hội An về đêm.
Note: Bạn nên đi ban ngày vì Hội An về đêm mới thực sự đẹp, khoảnh khắc Hội An khoác lên mình một lớp áo rực rỡ bởi những ánh lồng đèn vô cùng ảo diệu và đó sẽ là điều lưu lại trong ký ức của chính bạn chứ không phải bất cứ điều gì.
Ngày 2: Các điểm đến du lịch gần phố cổ
Ngày thứ 2 trong lịch trình du lịch Hội An 2 ngày 1 đêm, mình khuyên bạn nên chọn một địa điểm du lịch kiểu sinh thái, nghỉ dưỡng. Dưới đây là một số gợi ý, tất cả đều là những địa điểm nổi tiếng và đáng đi nhất trong năm .
- Đảo Cù Lao Chàm
>> Đặt tour Cù Lao Chàm 1 ngày ăn hải sản, lặn ngắm san hô
- Vinpearl Land Nam Hội An
>> Đặt tour Vinpearl Land Nam Hội An 1 ngày vui chơi thả ga
- Rừng dừa Bảy Mẫu Tam Thanh
- Thánh địa Mỹ Sơn
> Đặt tour tham quan thánh địa Mỹ Sơn chiêm ngưỡng kiến trúc Chăm Pa
Kết: Chùa Cầu Hội An – xứng danh là biểu tượng của Hội An và là điểm đến nổi tiếng của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Hy vọng, mọi người sẽ có một chuyến đi thật nhiều cảm xúc.