Làng trống Lâm Yên nổi tiếng từ xưa ở Quảng Nam bởi có những kiểu trống độc đáo, trống chuẩn âm khó có sản phẩm nào trên thị trường sánh bằng. Lịch sử của làng trống này cũng kéo dài hơn 200 năm qua. Vì thế, nếu có thời gian, bạn cũng đừng quen ghé thăm làng nghề truyền thống này nhé!
Tìm hiểu Làng trống Lâm Yên Hội An
Trong đời sống tinh thần của người dân xứ Quảng, những chiếc trống Lâm Yên đã trở thành một phần không thể thiếu. Làng nghề này ở đâu, có lịch sử thế nào Tour Đà Nẵng City sẽ tiết lộ ngay dưới đây!
Địa chỉ Làng trống Lâm Yên ở đâu?
Làng trống Lâm Yên nằm ở ấp Nam, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, Quảng Nam. Làng đã tồn tại hơn 200 năm và được viết trong nhiều bài thơ, ca. Nổi bật trong số đó có câu ca “Nhất trống Lâm Yên, nhì chiêng Phước Kiều”.
Trải qua rất nhiều năm và biết bao sự thay đổi của đất nước, làng trống Lâm Yên vẫn luôn gìn giữ được nét xưa. Các thế hệ con cháu ở làng nghề vẫn tiếp nối những giá trị văn hóa tinh thần xưa cũ và gìn giữ nghề làm trống.
Để tới ngôi làng này du khách chỉ cần di chuyển theo tuyến đường phố cổ Hội An – Nguyễn Tất Thành – thị trấn Ái Nghĩa – Đỗ Đăng Tuyển. Sau khi đến đây, bạn chỉ cần đi thêm khoảng 3km nữa sẽ tới làng trống. Khoảng thời gian di chuyển trung bình là 1 giờ đồng hồ.
Làng trống cũng là một trong số các địa điểm du lịch Hội An được nhiều du khách yêu thích và ghé thăm.
Bề dày lịch sử Làng nghề trống Lâm Yên
Được biết, ông tổ của nghề làm trống ở làng Lâm Yên là ông Phan Công Thiên. Ông vốn là người miền Bắc nhưng đã di cư vào Nam và dừng chân ở Lâm Yên, Quảng Nam. Ông nhận thấy rằng, mọi thứ ở vùng đất này đều hòa hợp với các yếu tố thiên thời – địa lợi- nhân hòa nên ông đã phát triển nghề làm trống ở đây.
Tính đến thời điểm hiện tại, có 7 đời con cháu dòng họ Phan làm trống. Con cháu họ Phan đã mang đến tiếng trống với nhiều vùng miền trên cả nước và góp phần đẩy mạnh tên tuổi của làng trống Lâm Yên, Đại Lộc.
Khám phá nét độc đáo tại khu Làng nghề làm trống Lâm Yên
Ghé thăm làng nghề này, bạn nhất định phải trải nghiệm các hoạt động dưới đây:
Các loại trống độc đáo tại Làng Lâm Yên
Thợ làng Lâm Yên cho biết, trống ở làng được chia làm nhiều loại khác nhau. Điển hình có trống đội, trống trong đình chùa, trống múa lân sư rồng, trống hội. Kích thước của các loại trống này rất đa dạng, nó được thiết kế dựa trên nhu cầu sử dụng của mỗi người dân.
Mỗi một loại trống được làm ra đều dựa theo quy cách cũng như kích thước nhất định. Thời gian làm trống phụ thuộc vào kích thước và loại trống. Các nghệ nhân ở làng cho biết, trung bình họ sẽ làm được 1 chiếc trống trong vòng 1 – 3 ngày.
Hàng năm, làng trống sản xuất từ 1.500 – 2.000 sản phẩm và cung ứng đến toàn bộ các tỉnh thành trong cả nước.
Khám phá quy trình làm trống tinh xảo tại Làng Lâm Yên
Để làm ra một chiếc trống hoàn toàn không dễ dàng như nhiều bạn vẫn nghĩ. Người làm trống luôn phải là người biết chọn nguyên liệu, biết cảm âm. Quy trình làm trống Lâm Yên thường có 3 công đoạn chính:
Bước 1: Làm dăm trống
- Ở bước này, các thợ làm trống cần phải chọn được gỗ mít già để làm dăm trống chuẩn nhất.
- Gỗ mít sau khi được phơi khô sẽ được người dân cắt theo kích thước của từng loại trống khác nhau.
- Dăm trống thường sẽ được bào nhẵn. Tre vót tròn và nhọn để làm niềng trống
- Các dăm sau khi được niềng thành hình thì được gọi với cái tên là tang trống.
Bước 2: Xử lý da trâu
Phần da trâu được chọn để làm mặt trống bắt buộc phải là da của trâu già. Chúng phải được phơi khô dưới nắng. Phơi đủ nắng nhưng da không bị ép. Nếu như người dân làm trống vào mùa mưa thì phải xông da trâu bằng lửa nhưng phải canh lửa thật cẩn thận. Bởi nếu già lửa thì da sẽ bị chín, không bền và đẹp.
Sau khi da trâu được phơi khô hoàn toàn, thợ làm trống sẽ đem chúng đi ngâm với nước trong khoảng 2 – 3 ngày.
Bước 3: Niền trống
Người thợ sẽ da trâu lên dăm trống. Sau đó, bịt và đóng chốt chúng lại thành mặt trống. Cuối cùng loại bỏ đi những phần thừa trên mặt da và bào mỏng để niền cố định cho trống.
Gặp gỡ các nghệ nhân lành nghề
Làng trống Lâm Yên Quảng Nam đã được bao thế hệ con cháu nhà họ Phan gìn giữ và phát triển. Cùng với sự phát triển của các máy móc, kỹ thuật hiện đại đã làm cho nghề sản xuất trống ngày càng được trau chuốt hơn.
Đến với làng nghề bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ ông Phan Văn Hai – truyền nhân của ông tổ nghề làm trống làng Lâm Yên. Ông Hai đã tâm sự rằng “nghề làm trống bắt buộc thợ phải kéo tay, tỉ mỉ nhất là ở công đoạn bịt miệng trống, thợ phải kéo căng đều miếng da trâu vừa dai vừa dày”.
Ông Hai cũng bộc bạch rằng làng Lâm Yên đã qua thời kỳ hưng thịnh, không còn nhiều người thợ mặn mà với nghề làm trống như trước. Tuổi ông cũng đã cao nhưng vì nhớ, tiếc nghề nên vẫn luôn bám trụ, cặm cụi làm và truyền lại cho con trai Phan Văn Hiệp.
Theo ông Hai, mỗi chiếc trống bán ra lời lãi không nhiều nhưng sẽ giúp đời sống gia đình khấm khá hơn từng ngày. Cho đến bây giờ, ông và con trai vẫn luôn quyết tâm gìn giữ nghề xưa và nuôi dưỡng nó thành thương hiệu ngày càng nổi tiếng trên toàn thế giới.
Tìm hiểu bí quyết tạo mặt trống vang chỉ có tại Làng trống Lâm Yên
Trống ở làng Lâm Yên luôn có âm vang, chuẩn và nghe rất đã tai. Để làm được điều này, người thợ phải mua được loại da trâu già về căng ra phơi khô. Sau đó, họ phải tỉ mẩn cắt miếng da đúng với kích cỡ của miệng trống, ngâm trong nước 2 – 3 ngày. Cuối cùng thực hiện công đoạn bào mỏng da và bịt căng miệng trống.
Người thợ phải bào da vô cùng khéo léo để tạo ra độ dày của miếng da là ở mặt trống và mỏng dần ra phía đai, niền trống. Tất cả những kinh nghiệm này nói ra thì thật dễ nhưng để áp dụng vào thực tế thì không nhiều người có thể làm được. Phần lớn các bí quyết đều được thực hiện dựa theo kinh nghiệm và cảm tính của những người thợ lành nghề.
Lưu ý tham quan Làng trống Lâm Yên
Làng trống Lâm Yên là một làng nghề truyền thống. Do vậy, du khách không nên có những hành vi tùy ý. Thay vào đó, các bạn nên bỏ túi những kinh nghiệm dưới đây để chuyến tham quan làng nghề dễ ra suôn sẻ nhất nhé!
- Nếu bạn đi tham quan làng nghề vào những ngày nắng nóng hãy cố gắng bôi đầy đủ kem chống nắng, mặc quần áo chống nắng, đeo kính râm để che chắn cho cơ thể.
- Ở làng nghề không thu vé vào. Vì thế, nếu có ai bắt bạn phải trả tiền vé vào, hãy cảnh giác vì đó có thể là đối tượng lừa đảo. Nếu đi theo nhóm đông người và muốn có các thông tin nhiều hơn về làng nghề bạn có thể liên hệ với ban quản lý
- Bạn có thể mua các món đồ được chế tác tinh xảo ở làng nghề này để làm quà lưu niệm cho bạn bè gần xa
- Hãy luôn chủ động trong lịch trình và dành thời gian để kết hợp tham quan các địa điểm du lịch khác.
Khám phá nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Hội An
Ở Hội An cũng có một số làng nghề truyền thống nổi tiếng khác như:
– Làng mộc Kim Bồng Hội An: Ngôi làng này có tuổi đời lên đến 500 năm. Làng đã đóp góp rất nhiều trong các công trình kiến trúc, ghe thuyền, chùa miếu. Khi tham quan làng nghề này, du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu và học hỏi cách để làm ra một món đồ mộc. Hơn nữa, đây cũng là điểm check in cho phép bạn có được những bức hình triệu like.
– Làng chiếu Bàn Thạch: Là một làng nghề nổi tiếng ở xứ Quảng. Du khách đến ngôi làng này sẽ được tận mắt chứng kiến người dân tự tay dệt nên những chiếc chiếu đầy màu sắc, check in với background đa màu sắc và tham dự phiên chợ chiếu đặc sắc
– Làng rau Trà Quế: Là ngôi làng được biết sớm nhất ở phố HỘi. Bởi vì làng nằm ở giữa sông Đế Võng và đầm rong nên có đất đai màu mỡ. Rau ở làng Trà Quế ngon, tươi hơn so với rau ở các nơi khác rất nhiều. Đến đây, bạn có thể thử làm nông dân 1 ngày, thưởng thức hương vị khác lạ của làng rau và chăm sóc các loại rau nhỏ như một người nông dân thực thụ.
– Làng Lụa Hội An: Ghé thăm làng nghề này bạn sẽ được tận mắt chứng kiến các giai đoạn làm lụa. Từ các khâu nuôi tằm, nhả tơ, lấy tơ đến công đoạn dệt ra từng tấm lụa vải. Hay bạn cũng sẽ có cơ hội thưởng thức ly nước dâu thơm phức…
Lời kết
Để ghé thăm làng trống Lâm Yên Quảng Nam du khách có thể đi theo tour Hội An, tour Đà Nẵng hoặc Tour Cù Lao Chàm để tiết kiệm chi phí và khám phá được nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!