Nhã nhạc cung đình huế – Tinh hoa văn hóa Cố Đô

Nếu bạn là một người thích xê dịch thì Nhã Nhạc Cung Đình Huế có lẽ không còn là cái tên xa lạ. Di sản văn hóa phi vật thể này đã được UNESCO công nhận và là điểm đến hấp dẫn khách du lịch thập phương. Đến Huế mà bỏ lỡ cơ hội khám phá di sản này thì quả là một thiếu sót lớn.

Đôi nét về Nhã nhạc Cung Đình Huế

Nhã Nhạc Cung Đình Huế
Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã Nhạc Cung Đình Huế là một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của loại II. Đây là một dòng nhạc đặc trưng của triều đình Huế, đã được tạo ra từ thế kỷ 19 và phát triển trong suốt thời gian triều đình Huế tồn tại. Nhã nhạc Cung Đình Huế thường được trình diễn trong các lễ, nghi thức của triều đình, đặc biệt là trong các lễ đăng quang hoàng đế. Với các bài hát mang tính thần thánh và trang trọng, nhã nhạc Cung Đình Huế đã góp phần quan trọng trong việc tôn vinh văn hoá truyền thống của đất nước.

Lịch sử ra đời và phát triển của Nhã Nhạc Cung Đình Huế

Nhã nhạc vốn là một loại hình nghệ thuật đã sớm xuất hiện vào thế kỷ 13. Nó được phát triển rực rỡ và có nhiều bước tiến dưới triều Nguyễn ở giai đoạn năm 1802 – 1945. Ở thời điểm này, nhã nhạc được trình diễn và phục vụ cung đình tại các buổi lễ nghi quan trọng. Nó được xem là loại hình nghệ thuật của giới thượng lưu, biểu tượng cho quyền lực của từng triều đại. 

Chính vì thế, các triều đại phong kiến Việt Nam đặc biệt coi trọng thể loại nghệ thuật này. Trải qua nhiều biến cố lịch sử và sự suy thoái của triều Nguyễn, nhã nhạc dần mất đi ngữ cảnh cung đình vốn có. 

Nhã nhạc cung đình Huế gây thương nhớ với nhiều du khách
Nhã nhạc cung đình Huế gây thương nhớ với nhiều du khách

Ở thời điểm hiện tại, loại hình nghệ thuật này vẫn luôn được phục dựng, bảo tồn và biểu diễn tại cố đô Huế. Các hình thức biểu diễn phổ biến nhất là dàn nhạc, ca chương, vũ khú, bài bản…

Nhã nhạc cũng được trình diễn trong các nghi thức ngoại giao hay biểu diễn để phục vụ cho các khu khách khám phá văn hóa, lịch sử Việt. Có thể nói, nhã nhạc ngày nay vẫn có nhiều điều kiện để diễn tấu và phát huy giá trị nghệ thuật.

>>>Xem Ngay: Tour du lịch Huế giá rẻ bất ngờ

UNESCO đã công nhận Nhã Nhạc Cung Đình Huế khi nào ?

Nhã nhạc cung đình Huế chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu nhân loại vào giữa tháng 12 năm 2003. Bằng công nhận được trao vào ngày 31/1/2004 tại thủ đô Paris.

UNESCO đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế
UNESCO đã công nhận Nhã nhạc cung đình Huế

Đây chính xác là vinh dự và niềm tự hào to lớn người dân Huế và dân tộc Việt Nam. Sự công nhận này góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho ngành du lịch của Huế. Đồng thời nó cũng là động lực để Việt Nam đưa hình ảnh đất nước đến gần hơn với bè bạn năm châu.

Các nhạc cụ và trang phục biểu diễn nhã nhạc cung đình huế có gì đặc biệt?

Dựa theo thông tin mà Tour Đà Nẵng City tổng hợp được thì nhạc cụ nhã nhạc cung đình Huế gồm có:

  • 26 nhạc cụ huyền nhạc
  • 42 nhạc cụ đại nhạc
  • 8 nhạc công và 8 ca sinh trong Ti trúc tế

Sự kết hợp đồng thời của các nhạc cụ này giúp tạo nên âm hưởng đặc trưng.

Về trang phục:

Trang phục nhã nhạc được thiết kế theo phong cách cổ trang. Quần áo có rất nhiều kiểu dáng, màu sắc họa tiết độc đáo. Điều này đã thành công tạo nên điểm ấn tượng lớn và hấp dẫn ánh nhìn của người xem.

Trang phục nhã nhạc được đầu tư vô cùng kỹ lưỡng. Hơn nữa, nó cũng sẽ được xem xét cẩn thận về sự phù hợp cho từng bản nhạc trước khi trình diễn. 

Trang phục biểu diễn được đầu tư
Trang phục biểu diễn được chú trọng đầu tư

Khi trình diễn, bạn sẽ thấy có màn biểu diễn cùng lúc nhiều nhạc cụ theo thang ngũ âm. Hơn nữa, họ còn kết hợp với các điệu múa cung đình long, ly, quy, phượng. Màn biểu diễn sẽ được ca công, vũ công chịu trách nhiệm. 

Điểm đặc biệt của Nhã Nhạc Cố Đô

Tất cả các du khách du lịch Huế đều cho rằng, bạn nên một lần khám phá nhã nhạc cung đình Huế. Bởi, Nhã nhạc Cố Đô mang đến rất nhiều giá trị nhân văn. Cụ thể:

Giá trị văn hóa nghệ thuật 

Bộ Lễ chịu trách nhiệm biên soạn các nhạc chương trong Nhã Nhạc. Các vị triều thần trong Bộ Lệ sẽ dựa trên tính chất của từng buổi lễ để biên soạn nhạc chương. Ví dụ như trong lễ tế Giao sẽ bao gồm 10 nhạc chương và mang chữ Thành. Điều này giúp thể hiện sự thành công của triều đại.

Nhã nhạc cung đình Huế có giá trị nghệ thuật lớn
Nhã nhạc cung đình Huế có giá trị nghệ thuật lớn

Trong khi đó, vào lễ Tế Xã Tắc thì Nhã nhạc sẽ gồm có 7 chương và mang chữ Phong. Ngụ ý của nó là cầu mong cho mùa màng bội thu, người dân ấm no. Trong lễ Tế Miếu sẽ có 9 nhạc chương mang chữ Hòa, thể hiện mong muốn được hòa hợp. 

Dưới thời vua Gia Long, nhã nhạc cung đình kế thừa các hình thức và cấu trúc của Nhã nhạc trước đó và Giao nhạc, Miếu nhạc… Sau đó, Bộ Lễ đã bổ sung thêm nhiều thể loại khác như Huyền Nhạc, Ty Trúc Tế Nhạc,… mục đích là để phù hợp với từng buổi lễ trong triều đình.

Giá trị nghệ thuật của Nhã nhạc cung đình cũng thể hiện ở Tổ chức nhạc khí. Theo đó, nhã nhạc có đến 6 ban nhạc khác nhau. Hơn nữa, chúng không dưới 30 loại nhạc khí như trống bản, cái sáo, đàn nhị, đàn tì bà….

Giá trị bảo tồn, gìn giữ 

Nhã nhạc cung đình Huế được xem là tài sản vô giá của dân tộc Việt. Chính vì thế, công tác bảo tồn và phát huy thể loại nghệ thuật này luôn được xã hội nêu cao. Mặc dù gặp không ít khó khăn trong công tác bảo tồn nhưng ở thời điểm hiện tại, xã hội ta đã có nhiều thành quả tốt đẹp. Cụ thể như sau:

  • Công tác bảo tồn đã dần đi vào quỹ đạo
  • Tất cả các bài nhạc cung đình Huế đã được Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế bảo tồn. Trong số đó nổi bật nhất là 10 bản Ngự gồm có Phẩm Tuyết, Hồ Quảng, Nguyên Tiêu, Tây Mai, Xung phong…
  • Nhã nhạc cũng được biểu diễn dưới hình thức diễn xướng trong các dịp lễ quan trọng. Ví dụ như Festival Huế, Lễ hội Phật Giáo, lễ hội dân gian..
  • Có rất nhiều khu trưng bày triển lãm giới thiệu về nhã nhạc cung đình qua trang phục hoặc các tư liệu, nhạc cụ…

Nếu có cơ hội du lịch Đà Nẵng – Huế, bạn đừng quên ghé thăm và khám phá nhã nhạc cung đình nhé!

Địa điểm tổ chức Nhã nhạc cung đình Huế

Các địa điểm tổ chức Nhã nhạc cung đình Huế mà bạn nên đến thưởng thức như:

Nhã nhạc cung đình Huế trên sông Hương 

Điểm đến lý tưởng nhất cho các du khách là ở sông Hương. Đây cũng là địa chỉ quen thuộc mà các du khách tour Huế lựa chọn để  thưởng thức nét đặc sắc của nhã nhạc cung đình Huế. Khi đến đây, bạn cần mua vé lên thuyền rồng ở bên bờ sông Hương. Sau đó, hãy thử dạo quanh bờ sông Hương, thả mình tận hưởng làn gió mát. Cuối cùng là thưởng thức Nhã nhạc và các thể loại âm nhạc được ca sĩ biểu diễn ở đây nhé!

Bạn có thể xem nhã nhạc cung đình từ trên sông Hương
Bạn có thể xem nhã nhạc cung đình từ trên sông Hương

Nhã nhạc cung đình Huế tại Duyệt Thị Đường

Có thể bạn chưa biết nhưng Duyệt Thị Đường vốn là nhà hát đầu tiên mở cửa biểu diễn Nhã nhạc. Nhà hát này được xây dựng ở dưới triều Nguyễn. Tính đến thời điểm hiện tại thì nhà hát đã có tuổi đời lên đến 200 năm.

Không gian biểu diễn ở nhà hát này vô cùng cổ. Nó mang đến cho du khách những xúc cảm khó tìm thấy ở nhiều nơi khác. Thể loại nghệ thuật được biểu diễn ở Duyệt Thị Đường cũng vô cùng đa dạng. Bạn có thể thưởng thức tuồng, múa, nhã nhạc, múa quạt…. 

Ghé thăm Duyệt Thị Đường, chúng tôi tin rằng du khách sẽ khó lòng quên được không gian hoành tráng và những tiết mục trình diễn độc đáo tại đây.

Toàn cảnh nhã nhạc cung đình nhìn từ trên cao
Toàn cảnh nhã nhạc cung đình nhìn từ trên cao

Bảng giá thưởng thức Nhã Nhạc cung đình Huế

Giá vé xem nhã nhạc cung đình Huế ở 2 địa điểm có sự khác biệt nhẹ, cụ thể:

Địa điểm Giá vé Cách thưởng thức
Duyệt Thị Đường 200.000 VNĐ/vé Thưởng thức nhã nhạc, điệu múa cung đình ở không gian cổ của nhà hát.
Nhã nhạc trên sông Hương 100.000 VNĐ/vé Ngồi thuyền rồng trên sông Hương, vừa thưởng thức nhã nhạc vừa ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.

Có thể khẳng định chắc nịch rằng, nhã nhạc cung đình Huế là tài sản phi vật thể vô giá của nước Việt. Là người con đất Việt, sẽ là một thiếu sót lớn nếu như bạn chưa đặt chân đến vầ thưởng thức Nhã nhạc. Vậy nên, nếu có cơ hội, hãy ghé thăm nơi đây bạn nhé!

Xem thêm

Tour Hội An

Du lịch Hội An

Rate this post
Bài viết liên quan