Review bản đồ du lịch Hội An kèm những địa điểm siêu hấp dẫn

Nắm được bản đồ du lịch Hội An bạn không chỉ có thể khám phá trọn vẹn phố Hội mà còn không mất thời gian quá nhiều cho việc di chuyển. Vì thế, đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích mà Tour Đà Nẵng City mang đến cho bạn ở ngay bài viết nhé!

Bản Đồ du lịch Hội An 

Hội An nằm ở vùng hạ lưu ngã 3 sông Thu Bồn. Hội An thành thuộc vùng đồng bằng tỉnh Quảng Nam. Khoảng cách từ trung tâm Đà Thành đến Hội An là 28km. Bạn có thể tham khảo bản đồ du lịch ở hình dưới:

Bản đồ du lịch phố Hội
Bản đồ du lịch phố Hội

Các điểm du lịch chính, được triển khai nhiều nhất ở đây là phố cổ Hội An. Xung quanh có các cung đường chính bố trí rõ ràng cho bạn dịch chuyển nhé!

Tổng hợp các địa điểm du lịch Hội An không thể bỏ qua

Các điểm đến nổi bật trên bản đồ du lịch Hội An mà bạn nên biết và ghé thăm một lần trong đời là:

Chùa Cầu du lịch Hội An

Chùa Cầu từ trước đến nay vẫn luôn được xem là một biểu tượng độc nhất vô nhị của Hội An thành. Chùa đã được xây dựng từ rất nhiều năm trước. Theo thông tin ghi chép từ sử sách thì chùa được xây dựng vào thế kỷ 17 bởi các thương nhân Trung Quốc.

Chùa Cầu mang đậm nét kiến trúc của Trung Hoa. Nhìn từ bên ngoài bạn sẽ thấy rõ nét oai nghiêm, hùng vĩ và cũng có chút gì đó nhẹ nhàng, uyển chuyển. Mặc dù danh xưng là Chùa nhưng thực chất nơi đây không thờ Phật. Thay vào đó, chùa thờ Bắc Đế Trấn Vũ. Đây là một vị thần được người dân tin tưởng là giúp họ ngăn cản được mưa phong, gió bão, giữ bình yên cho người thương lái.

Chùa Cầu hớp hồn du khách bởi nét đẹp cổ kính
Chùa Cầu hớp hồn du khách bởi nét đẹp cổ kính

 Bật mí những địa điểm nổi tiếng ở Đà Nẵng

Trải qua rất nhiều năm, chùa Cầu ở thời điểm hiện tại vẫn sừng sững ở phố Hội. Tất cả các nét kiến trúc cổ xưa đều được giữ gìn một cách tốt nhất. Đây cũng là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách trong hành trình khám phá Đà Nẵng – Hội An.

Và nếu như bạn để ý sẽ phát hiện ra rằng, trên tờ 20.000 VNĐ có in hình chùa Cầu.

Những hội quán du lịch Hội An

Trên bản đồ du lịch Hội An, các hội quán nơi đây cũng được nhắc đến rất nhiều. Đặc biệt nhất là 3 hội quán dưới đây:

Hội quán Triều Châu

Hội quán tạo lạc tại đường Nguyễn Huy Hiệu, số 157. Đây là một trong số các hội quán cổ hiếm hoi ở Việt Nam. Hội quán được xây dựng vào thế kỷ 17 và tồn tại cho đến nay. Mặc dù qua nhiều năm thăng trầm của lịch sử, chứng kiến sự thay đổi của đất nước và cuộc sống con người nhưng tổng thể kiến trúc ở hội quán vẫn còn nguyên vẹn. 

Những đường nét chạm trổ tỉ mỉ cùng với các họa tiết trang trí bắt mắt đã giúp hội quán nhanh chóng trở thành điểm đến mà nhiều du khách thích thú. 

Hội quán Triều Châu nổi bật ở phố Hội
Hội quán Triều Châu nổi bật ở phố Hội

Hội quán này trước đây được các thương nhân Hoa Kiều xây dựng để hội họp. Đến nay, công trình này còn mang ý nghĩa tâm linh bởi có thờ thần chế ngự sông nước. Khi người dân đi biển dài ngày thường đến đây cầu khấn về sự bình an, may mắn.

Hội quán Quảng Đông

Hội quán Quảng Đông tọa lạc ở trường Trần Phú, số 176. Hội quán được xây dựng bởi những người Hoa Kiều vào năm 1885. Thoạt đầu, hội quán thờ phục Thiên Hậu Thánh Mẫu cùng với Đức Khổng Tử. Nhưng sau năm 1911 thì hội quán đã bắt đầu chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền. Hội quán được xây dựng từ gỗ quý và đá có kết cấu chịu lực tốt. Các đường nét chạm khắc toát lên sự bề thế và quyền quý. Nét kiến trúc này mang đậm chất Trung Hoa. 

Cổng hội quán Quảng Đông là nơi check in yêu thích của nhiều bạn trẻ
Cổng hội quán Quảng Đông là nơi check in yêu thích của nhiều bạn trẻ

Hội quán Phúc Kiến

Hội quán Phúc Kiến tạo lạc trên đường Trần Phú, số 46. Hội quán này được xây dựng vào thế kỷ 16.Mục đích xây dựng hội quán ban đầu là thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Tuy nhiên, sau này, người dân ở bến cảng còn chọn nơi đây để bàn bạc chuyện phố phường và hội họp đồng hương.

Hình ảnh hội quán Phúc Kiến ở Hội An
Hình ảnh hội quán Phúc Kiến ở Hội An

Hội Quán được xây dựng với công trình đậm nét kiến trúc Trung Hoa. Nhìn bề ngoài sẽ thấy được nét khang trang, bề thế. Hội quán có chiều sâu lên đến 120m. Kinh qua hàng trăm năm nay, hội quán Phúc Kiến đã  trở thành điểm khám phá lịch sử và check in yêu thích của nhiều du khách.

Xem thêm:

Bãi biển Đà Nẵng

Biển Mỹ Khê

Bán đảo Sơn Trà

Ngũ Hành Sơn

Rừng dừa Bảy Mẫu

Thánh địa Mỹ Sơn

Các bãi biển Hội An

Trên bản đồ du lịch Hội An, các bãi biển cũng được nhiều du khách chú ý. Dựa theo kinh nghiệm của nhiều phượt thủ thì du khách không nên bỏ lỡ 2 bãi biển sau:

Biển Cửa Đại

Bãi biển Hội An này nằm cách trung tâm thành phố khoảng 5km. Biển Cửa Đại chính xác là nơi hội tụ của 3 con sông: Thu Bồn – Trường Giang – Đế Võng. Ở thời điểm hiện tại, bãi biển này đang được khai phát và dần phát triển lớn mạnh về mặt kinh tế, dịch vụ du lịch. Những ai đặt chân đến bãi biển này cũng phải kinh ngạc bởi sự kỳ vĩ và trong lành.

Biển Cửa Đại tuyệt đẹp vào lúc bình minh
Biển Cửa Đại tuyệt đẹp vào lúc bình minh

Ghé thăm biển Cửa Đại, bạn không chỉ đơn thuần được hòa mình với thiên nhiên mà còn có nhiều trải nghiệm hấp dẫn khác. Ví dụ như bước chân trên bờ cát mịn, tận hưởng khí trời trong xanh. Dọc theo bãi cát mịn còn có rặng dừa xanh mát, cho bạn thỏa sức tắm nắng và đặt lưng nghỉ ngơi mà không sợ nắng, nóng.

Buổi chiều trên biển Cửa Đại còn khiến bạn phải thảng thốt hơn. Bởi lúc này, hoàng hôn buông xuống, cả bầu trời như nhuộm một màu đỏ rực. Các ngư dân đánh bắt từ sớm đã bắt đầu trở về trên mặt biển. Phía xa xa, mặt trời dần dần khuất dạng. Tất cả chúng tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp cho bạn thoải mái cảm thán và check in.

Du lịch Hội An
Bãi biển An Bàng tuyệt đẹp

Biển An Bàng cũng là một trong số điểm tham quan nổi bật trên bản đồ du lịch Hội An. Nét đẹp của biển An Bàng có sự kết hợp đồng thời giữa cảnh vật và thiên nhiên hùng vĩ. Dải cả trắng ở biển trải dài bao trọn bờ biển xanh thắm. Nền trắng của cát cùng với màu xanh như ngọc của nước biển tạo nên một bức tranh vô cùng đẹp mắt.

Dọc theo bờ biển, bạn sẽ thấy những bãi nghỉ được xây dựng bởi một số đơn vị. Nếu cần dịch vụ nghỉ ngơi bạn có thể ghé thăm ở đây nhé! Mỗi khi chiều đến, cùng bè bạn và gia đình ghé thăm nơi đây, ngắm nhìn cảnh vật xa xăm tin rằng cũng sẽ cho bạn những cảm xúc tốt lành nhất. 

Nhiều du khách còn chia sẻ rằng, trải nghiệm này giúp họ tĩnh lặng trong tâm hồn, giải phóng toàn bộ mệt mỏi trong người và từ từ thưởng thức được dư vị an vui của cuộc sống.

Vào mỗi sáng sớm khi thức dậy ở biển An Bàng, bạn đừng quên thưởng thức ly cà phê nóng nhé! Sau đó, chờ đợi ngắm nhìn bình minh trên bãi biển. Sự thanh bình và cảnh vật vào thời điểm đó chắc chắn sẽ khiến bạn ngất ngây và hồi tưởng mãi về sau.

Bảo tàng lịch sử và văn hóa Hội An

Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Hội An được chính thức thành lập vào năm 1989. Nơi đây trung bày rất nhiều hiện vật có giá trị chứng minh cho văn hóa, lịch sử phố Hội. Vì thế, từ rất lâu, các bạn trẻ có niềm đam mê tìm hiểu lịch sử phố Hội đã ghé thăm nơi đây. Mỗi một không gian phòng ở Bảo tàng Lịch sử và Văn hóa Hội An đều sẽ tái hiện phố Hội qua từng thời kỳ. 

  • Phòng trưng bày truyền thống cách mạng: Gian phòng này lưu lại các tài liệu và hình ảnh liên quan đến cách mạng từ năm 1927.
  • Phòng trưng bày Hội An từ khó đi lên: Phòng trưng bày này có lưu giữ lại các hình ảnh Hội An trong khoảng thời gian đầu sau giải phóng. Tại đây có hơn 100 tư liệu và hiện vật. Mỗi một vật đều cho bạn những kiến thức sâu rộng nhất về những ngày đêm lao động hăng say và tinh thần đoàn kết của người dân phố Hội thời kì đó.
  • Phòng trưng bày tranh: Phòng này nằm ở tầng trên cùng của bảo tàng. Nơi đây có trưng bày nhiều vật phẩm của phố Hội. Các bức tranh được vẽ từ nhiều chất liệu khác nhau. Điển hình nhất là tranh sơn dầu, sơn màu, bột màu, than chi… Mỗi một tác phẩm đều mang đến các khía cạnh khác nhau của phố Hội.
Từ ngoài nhìn vào bảo tàng
Từ ngoài nhìn vào bảo tàng

Các du khách mỗi người sẽ lại như được sống lại trong dòng chảy lịch sử nước nhà một cách sâu sắc nhất.

Chùa Bà Mụ Hội An

Tên gọi ban đầu của chùa là Cẩm Tiên Hà Cung và Hải Bình Cung. Sau này, người dân giản lược gọi chùa Bà Mụ để dễ nhớ hơn. Bước vào cổng chùa Bà Mụ du khách chắc chắn sẽ bị choáng ngợp bởi khung cảnh hiện ra trước mắt. Nơi đây có hồ súng bắt mắt, có chổng chùa mang đậm nét kiến trúc Á Đông. Tất cả tạo nên background hoàn hảo để bạn có tấm hình triệu like. 

Ngoài cổng chùa, nhiều bạn trẻ còn thích thú với bức trướng đối cổ xưa. Bên trong chùa có 3 gian làm điện. Khoảng sân rộng trước mắt là Tam Quan chùa. Song song với đó còn có nhà bia trước Điện cùng với 2 nhà trù cạnh bên. Tất cả tạo nên một không gian tâm linh, an yên. Đây cũng chính là điểm đặc biệt hấp dẫn du khách thập phương.

Góc check in yêu thích của nhiều bạn trẻ
Góc check in yêu thích của nhiều bạn trẻ

Điều chúng tôi muốn nhắc bạn đừng quên khi du lịch Hội An ở chùa này là thưởng thức bánh xoài. Đây là đặc sản bày bán ở ngay cổng chùa chỉ với giá 3.000 VNĐ. Mua một chiếc bánh, ngồi lại hóng mát, nhâm nhi và ngắm nhìn nét cổ kính của chùa. Tin rằng bạn sẽ có những cảm giác không thể tuyệt vời hơn.

Vinpearl Land nam Hội An

Vinpearl Land Nam Hội An được biết đến là một tổ hợp nghỉ dưỡng. Nơi đây có bãi biển Bình Minh hoang sơ và rất nhiều tiện ích đẳng cấp. Ví dụ như bể bơi ngoài trời, thư giãn ở Akoya Spa, trải nghiệm các hoạt động vui chơi như chèo thuyền Kayak, đạp xe, bóng chuyền… 

Nơi đây còn có  nhiều phân khu cho du khách thỏa sức khám phá như: 

  • Bến cảng giao thoa: Nơi này mô phỏng lại toàn bộ bối cảnh cũng như không khí đặc trưng ở bến cảng giao thương Hội An. Bước vào đây bạn sẽ như ngược thời gian hiểu rõ về văn hóa của các nước Đông Tây. 
  • Đảo văn hóa dân gian: Ở đây có đa dạng nét văn hóa từ Bắc vào Nam. Hơn nữa, nơi đây còn có các văn hóa vật thể điển hình như làng nghề truyền thống. Ngoài ra còn có văn hóa phi vật thể nổi bật như chầu văn, hát quan họ hay hát the… 
  • Vùng đất phiêu lưu: Nếu như bạn là một người đam mê các trò chơi cảm giác mạnh thì nhất định phải ghé thăm nơi đây nhé! Ở đây có hơn 100 loại trò chơi khác nhau cho bạn tha hồ thử sức. Các trò chơi hấp dẫn nhất phải kể đến tháp tự do, phi thuyền gió lốc, cây dây văng…

Làng rau Trà Quế

Làng rau Trà Quế cũng là một điểm đến được đề cập trong bản đồ du lịch Hội An. Đây là 1 trong số 10 điểm tham quan ấn tượng nhất Việt Nam được tạp chí Le Figaro bình chọn trước đó. Làng rau Trà Quế đã có tuổi đời hơn 400 năm và đây là vựa rau cung cấp thực phẩm sạch lớn nhất Hội An thành.

Du khách nước ngoài thích thú với hoạt động trồng rau ở làng
Du khách nước ngoài thích thú với hoạt động trồng rau ở làng

Ghé thăm nơi đây, ngoài việc tham quan đồng rau xanh mướt, bạn còn có cơ hội trải nghiệm làm một nông dân thực thụ. Đồng thời còn được thưởng thức các món ngon do người dân Hội An làm từ rau. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên thưởng thức các đặc sản Hội An ở làng nghề nhé! Đảm bảo rằng, bạn sẽ có những phút giây tuyệt vời và nhiều kỷ niệm khó quên

Thánh địa Mỹ Sơn

Có thể bạn chưa biết nhưng Thánh địa Mỹ Sơn đã từng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đồng thời, thánh địa Mỹ Sơn còn nằm trong BXH top 10 khu đền đài đẹp nhất Đông Nam Á. Thánh địa Mỹ Sơn vừa là một điểm đến linh thiêng vừa là một quần thể kiến trúc độc đáo. Nơi đây có hơn 70 đền đáp khác nhau, mang đậm hơi thở của Ấn Độ giáo. 

Thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn

Thánh địa Mỹ Sơn cũng là một trong số các di tích liên quan đến vương quốc Chăm Pa. Trải qua nhiều năm thăng trầm lịch sử, thánh địa Mỹ Sơn ở thời điểm hiện tại có khoảng 20 đền đáp nguyên vẹn. Chúng đều là những công trình được điêu khắc một cách tỉ mẩn với các họa tiết độc đáo. Đồng thời, ở đây còn có rất nhiều bức phù điêu ấn tượng. 

Sẽ thực sự không ngoa khi nói rằng, đây là điểm “nam châm” hút khách đến thăm.

Làng gốm Thanh Hà

Bước chân vào khám phá làng gốm Thanh Hà, bạn không chỉ được hòa mình trong không gian làng quê mộc mạc, thanh bình. Mà bên cạnh đó, bạn còn có cơ hội tha hồ lựa chọn món quà lưu niệm từ làng nghề. Đồ gốm ở làng Thanh Hà được làm từ chất liệu đặc biệt là đất sét màu nâu, đặc và có được độ kết dính vô cùng cao. 

Làng gốm Thanh Hà có tuổi đời từ rất lâu và đến nay vẫn giữ được những kỹ thuật làm gốm xưa
Làng gốm Thanh Hà có tuổi đời từ rất lâu và đến nay vẫn giữ được những kỹ thuật làm gốm xưa

Khi ghé thăm làng nghề này bạn đừng quên check in ở công viên đất nung Thanh Hà nhé! Công viên gốm được đánh giá là rộng và hệt như một bảo tàng gốm “có một không hai” trên cả nước. Ở công viên có các khu vực chợ, triển lãm và cả bảo tàng trưng bày các sản phẩm gốm độc đáo. Rời làng gốm Thanh Hà, bạn đừng quên sắm cho mình một món đồ nhỏ xinh làm quà lưu niệm cho bè bạn, người thân nhé!

Cho đến nay, làng nghề làm gốm này vẫn thực hiện phương pháp sản xuất gốm thủ công. Đây vừa là cách để nghệ nhân làng nghề giữ gìn văn hóa xưa vừa là phương pháp giúp cho du khách thập phương hiểu hơn về gốm làng Thanh Hà.

Xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Tên gọi khác của xưởng là làng nghề Hội An. Xưởng được xây dựng từ những năm của thế kỷ 15 – 16. Lúc đó, Hội An vẫn đang là một trong những thương cảng sầm uất nhất đất Việt. Ở thời điểm hiện tại, xưởng đã có đến 12 nghề truyền thống. Nổi bật trong số đó phải kể đến nghề mộc, làm gốm, dệt vải, chằm nón, thêu thùa, sơn mài….

Các sản phẩm nổi bật tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An
Các sản phẩm nổi bật tại xưởng thủ công mỹ nghệ Hội An

Ghé thăm xưởng này bạn nhất định phải check in ở ngôi nhà cổ Phi Yến nhé! Nhà cổ này từng là một hiệu buôn nức tiếng và có tuổi đời hơn 100 năm. Không gian ở nhà cổ cũ kỹ nhưng đủ sức để giúp bạn hiểu hơn về văn hóa của Hội An xưa. Ở xưởng thủ công mỹ nghệ phố Hội có trưng bày nhiều sản phẩm đặc sắc như tranh sơn dầu, đèn lồng nghệ thuật,… Tất cả chúng đều mang nét đẹp tinh xảo bởi được những người thợ tài hoa thực hiện.

Góc giải đáp thắc mắc

Ngoài bản đồ du lịch Hội An thì Tour Đà Nẵng City cũng nhận được một số thắc mắc của quý độc giả như:

Phố đi bộ Hội An ở đâu ?

Phố đi bộ Hội An có diện tích khoảng 2km. Đây là những con đường ngắn, hẹp và chạy dọc theo kiểu bàn cơ. Khu phố này nằm trong phường Minh An, sát với đường Bạch Đằng, Nguyễn Thái Học và Trần Phú.

Phố đi bộ Hội An về đêm
Phố đi bộ Hội An về đêm

Khu phố này cũng nối liền với đường Minh Khai, Nguyễn Huệ, Lê Lợi… Phố đi bộ ở đường Trần Phú là con đường tập trung nhiều công trình kiến trúc lớn nhất. Bạn có thể đi bộ dọc con đường này đẻ khám phá các di tích nhé! Sau đó, hướng đến đường Minh Khai để khám phá các ngôi nhà truyền thống. Phía Tây đường Nguyễn Thái Học còn có dãy các ngôi nhà kiểu Pháp bạn cũng có thể di chuyển đến để khám phá.

Sau này, khi không gian phố được mở rộng, phố đi bộ kéo dài từ đường Trần Phú, nguyễn Huệ, Phan Châu Trinh, Công Nữ Ngọc Hoa đến Quảng trường.

Khung giờ đi bộ tại phố cổ Hội An

Các tuyến phố đi bộ ở Hội An sẽ bắt đầu vào lúc 9 – 11h sáng và 15 – 21h30 chiều. Vào mùa hè thì thời gian có thể nhỉnh hơn 30 phút bạn nhé!

Chi tiết về bản đồ du lịch Hội An đã được chúng tôi đề cập ở trên. Nếu bạn cần đi Tour hoặc muốn có thêm các thông tin hữu ích khác về du lịch phố Hội, mời liên hệ với Tour Đà Nẵng City nhé!

Xem thêm:

Bản đồ du lịch Huế

Bản đồ du lịch Đà Nẵng

Tour Bà Nà

Cầu Đà Nẵng

Du lịch Huế

Rate this post
Bài viết liên quan