Bạn đã từng đặt chân đến khu di tích lịch sử Chín Hầm chưa? Nếu chưa một lần ghé thăm, hãy dành thời gian để tới đây chứng kiến những sự độc ác, tàn bạo của chính quyền Ngô thời xưa với đồng bào ta và cả sự kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ nhé! Tin rằng, bạn sẽ phải cảm động bởi những giá trị mà khu di tích này mang lại!
Địa chỉ đến Khu di tích lịch sử Chín Hầm
Khu di tích lịch sử Chín Hầm nằm cách trung tâm phố Huế khoảng 6km. Địa chỉ cụ thể của khu di tích là nằm dưới chân núi Thiên Thai, thuộc số 112 Thiên Thai, Phường An Tây, thành phố Huế.
Để tới được khu di tích này, khách du lịch có thể đi bằng các loại hình phương tiện cá nhân. Ví dụ như ô tô, xe máy. Hoặc bạn có thể thuê xe du lịch, gọi taxi đều được nhé! Khu di tích này mở cửa cho khách đến tham quan vào từ 7h sáng đến 17h30. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất để bạn khám phá di tích là khung giờ từ 9h – 11h hoặc 14h – 16h nhé!
Xem thêm: Khám Phá Cung Diên Thọ Huế – Cung điện duy nhất còn tồn tại ở đất Huế
Giới thiệu khu di tích Chín Hầm
Khu di tích lịch sử Chín Hầm được ví như là địa ngục trần gian. Gọi là Chín Hầm nhưng thực ra khu di tích chỉ có tổng cộng 8 hầm và 1 căn nhà gác. Được biết, trước đây, Chín Hầm là kho lưu trữ vật liệu, vũ khí chiến tranh của người Pháp. Vào năm 1945, sau sự kiện Nhật đảo chính, phát xít Nhật đã lấy lại kho, vũ khí ở đây.
Đến năm 1954, dưới thời Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn Chín Hầm đã được cải tạo thành nơi biệt giam cầm các chiến sĩ cách mạng. Đồng thời, cũng là nơi giam giữ những người dân yêu nước và có lòng chống lại chính quyền độc ác Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn. Cũng xuất phát từ đây, khu di tích này gắn liền với những câu chuyện về tội ác của gia đình nhà họ Ngô gây ra với đồng bào ta.
Dựa theo ghi chép lịch sử, Chín Hầm là kiểu nhà tù chuyên biệt. Nó đại diện cho chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm ở miền Trung nước ta thời xưa.
Xem thêm: Ngọ Môn Huế – Kiệt tác cung đình Huế dưới triều Nguyễn
Những câu chuyện rùng rợn được kể lại
Những câu chuyện rùng rợn trong khu di tích lịch sử Chín Hầm vẫn luôn được kể lại bởi người dân quanh vùng và lưu giữ trong các tập hồ sơ về Chín Hầm. Theo đó, trước kia, để khủng bồ tù nhân, bọn tay sai của Ngô Đình Cẩn đã đưa ra nhiều hình thức tra tấn dã man. Ví dụ như:
- Đóng người trên tường
- Tùng xẻo từng miếng thịt người
- Tra điện vào đầu ngón tay, chân của các chiến sĩ cách mạng.
- Bắt tù nhân thức thâu đêm
- Buộc tù nhân phải chịu dày vò đến tận hơi thở cuối cùng
Vào chốn địa ngục này, mỗi tù nhân sẽ được cấp một lon nước uống, dĩa cơm, xô đi đại, tiểu tiện. Căn hầm luôn ngập tràn mùi khai, hôi thối, sủng mục của những vũng nước ứ đọng. Bên cạnh đó còn có mùi chuột chết, mùi máu của của người chiến sĩ khi bị tra tấn mà không được băng bó….
Những người nằm trong tù này chịu phải luôn đối diện với bức tường câm lặng. Sống cùng với muỗi, rắn, rết, chịu đói, chịu khát. Hằng ngày, bọn tay sai cho 2 bữa sáng tối là cơm nguội, cơm hẩm ôi thiu. Những hạt cơm rời rạc, ăn cùng với mắm thối, cá khô mục. Thỉnh thoảng, chúng còn cho thêm đất và dầu hỏa vào bên trong.
Có thể nói rằng, đó là những đòn dứt điểm đối với các tù nhân. Họ sống không bằng chết nhưng ý chí của họ vẫn luôn kiên cường, chống chọi với sự tàn ác của tai sai, không một lời oán trách và đầu hàng với chúng.
Xem thêm: Tử cấm thành Huế – Nơi ở của vua chúa có gì đặc biệt?
Tìm hiểu kiến trúc của khu di tích Chín Hầm
Khi đi du lịch Huế tự túc hoặc theo Tour Huế, các bạn sẽ có cơ hội được người dân miêu tả kỹ hơn về kiến trúc xưa của khu di tích lịch sử Chín Hầm. Dựa theo các chia sẻ, khu di tích này có tổng cộng 8 tầng hầm và 1 căn nhà gác. Căn hầm được xây dựng trên ⅔ quả đồi lớn. Hầm số 1 được xây sâu trong lòng đất. 8 hầm còn lại được xây nổi lên trên.
Kiến trúc của khu di tích lịch sử Chín Hầm được xem là vô cùng kiến cố. Nó được gia bằng bê tông cốt sắt. Mỗi một căn hầm được ví như chiếc quan tài sắt với chiều dài lên tới 1,8m. Chiều rộng của hầm là 0,8m.
Mỗi một căn hầm đều sẽ có một lưới sắt bao quanh. Người ta đếm được rằng, có 16 song sắt ngang cùng với 2 thanh sắt dọc nằm chắn ở phía trên đầu. Ở trong căn hầm còn có 1 tấm ván lót sàn cùng với những chiếc xô nhỏ để tù nhân đại, tiểu tiện.
Dựa theo các tài liệu lịch sử thì:
- Căn hầm số 1 – 6 – 7 – 8 được dùng để giam giữ chiến sĩ cộng sản
- Căn hầm số 3 là nơi giam cầm thương nhân giàu có
- Căn số 4 là nơi nhốt các quan chức, sĩ quan chống đối Ngô Đình Cẩn
- Hầm số 5 dùng để nhốt các tăng ni, phật tử, sinh viên kháng lại chế độ chính quyền
- Căn số 9 là bốt gác, nơi tra tấn và khảo cung tù nhân
Lưu ý tham quan khu di tích lịch sử Chín Hầm
Khu di tích lịch sử Chín Hầm có giá trị văn hóa, lịch sử vô cùng lớn. Vậy nên, khi bước chân vào tham quan, các du khách nên lưu ý đến những vấn đề dưới đây:
- Hãy chọn mặc những trang phục kín đáo và lịch sự để tỏ lòng biết ơn, kính trọng.
- Trong khu di tích này, các bạn sẽ phải đi bộ khá nhiều. Vậy nên, hãy ưu tiên những trang phục thoải mái, giày dép đế thấp. Đồng thời, hãy mang thêm áo chống nóng, mũ và quạt nhỏ để không bị khó chịu bởi không khí bí bách trong hầm nhé!
- Chú ý lắng nghe những hướng dẫn viên cũng như người dân bản địa thuyết minh về các căn hầm. Như vậy, bạn sẽ hiểu hơn về khu di tích và những tội ác tày trời của bọn Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Cẩn.
- Không được sờ vào các hiện vật thuộc di tích lịch sử
- Không xả rác bừa bãi hay có những hành vi trái với luân thường đạo lý
- Lượng khách vào thăm di tích khá đông. Vậy nên, để an toàn, du khách nên có ý thức tự bảo vệ tài sản cá nhân tránh bị trộm mất.
- Đối với những ai di chuyển bằng xe máy tới đây thì nên chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nhé!
Lời Kết
Khu di tích lịch sử Chín Hầm ngày nay là một trong số các di tích quốc gia đặc biệt. Đồng thời cũng là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam về những con dân anh dũng chống lại chính quyền xưa. Nơi đây cũng lột trần các tội ác của gia đình họ Ngô, đời đời khắc ghi sự thù địch của toàn dân đối với bọn chúng. Vì vậy, nếu có cơ hội hãy cùng Tour Đà Nẵng City ghé thăm và tận mắt, tận tai nghe hiểu về các câu chuyện lịch sử xưa ở Chín Hầm bạn nhé!