Nét độc đáo Lễ hội Bà Thu Bồn của người dân xứ Quảng

Du lịch Hội An, Quảng Nam vào tháng 2 âm lịch, bạn sẽ có cơ hội tham gia lễ hội Bà Thu Bồn – một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân xứ Quảng. Hòa vào lễ hội, du khách sẽ được chứng kiến các nghi lễ uy nghiêm, hiểu về phong tục đời sống tín ngưỡng của người dân xưa và tham gia nhiều hoạt động vui chơi thú vị.

Tìm hiểu truyền thuyết Bà Thu Bồn

Trước khi đi chi tiết vào lễ hội Bà Thu Bồn, hãy cùng Tour Hội An xem một vài truyền thuteest về Bà Thu Bồn nhé! Trước đây, bà Thu Bồn là một cô công chúa xinh đẹp của vua nước Mây. Nhiều truyền thuyết còn kể rằng, bà là nữ tướng người Việt dưới triều Lê có khí phách oai hùng, luôn giúp đỡ người dân trừ hại.

Dù trong truyền thuyết bà là công chúa hay nữ tướng thì các câu chuyện đều có điểm chung là bà đã hy sinh trong chiến trận. Xác của bà trôi dạt đến dòng sông Thu Bồn và được người dân ở đây chôn cất. Sau đó, họ thờ cúng và bà đã hiển linh giúp đỡ người dân thoát khỏi bệnh dịch, đói nghèo….

Bà Thu Bồn trong tâm thức của mỗi người dân phố Hội là một vị thần thương dân, luôn bảo vệ cho họ
Bà Thu Bồn trong tâm thức của mỗi người dân phố Hội là một vị thần thương dân, luôn bảo vệ cho họ

Một số truyền thuyết khác lại cho rằng, trước đây tại một gia đình phú hộ trong làng Thu Bồn có cô con gái đẹp tuyệt trần. Ngay từ lúc chào đời, người con gái đó đã không hề khóc mà nở một nụ cười. Lúc lên 5, nữ tử đó đã biết dùng y thuật để chữa bệnh cho dân lành. Càng lớn, cô gái càng tập trung vào việc cứu người, không màng danh lợi.

Mãi cho đến năm 50 tuổi, bà đã được tôn thành Đức Bà Hằng Cứu Thế và nhập Bồng Lai vào ngày 12/2 âm lịch. Khi tạ thế, bà đã dặn dò vài điều với người dân rồi hóa thần. Các câu chuyện kể về Bà Thu Bồn rất nhiều. Thế nhưng, tựu chung lại người dân xứ Quảng đều bày tỏ lòng tôn kính đối với một người phụ nữ đa tài, đức hạnh và họ coi Bà Thu Bồn là mẹ của mảnh đất Duy Xuyên, Quảng Nam.

Nguồn gốc lịch sử lễ hội Bà Thu Bồn 

Lễ hội Bà Thu Bồn được hình thành ngay từ khi người Việt ở vùng Thanh Nghệ di cư đến Duy Xuyên và khai hoang, lập làng. Ở vùng đất Quảng Nam, dọc lưu vực sông Thu Bồn, cộng đồng người Việt đã sớm tụ cư và có sự giao thoa với văn hóa Champa xưa. Từ đó, họ cũng tạo nên tín ngưỡng thờ mẫu Bà Thu Bồn và tổ chức lễ hội hàng năm.

Lễ hội bà Thu Bồn được tổ chức đều đặn hằng năm
Lễ hội bà Thu Bồn được tổ chức đều đặn hằng năm

Cho đến thời điểm hiện tại, nghi thức lễ rước nước ở sông Thu Bồn vào tháng 2 âm lịch hàng năm là yếu tố văn hóa của người Chăm xưa. Các làng ven sông Thu Bồn đều cử lễ Bà. Tuy nhiên, nơi diễn ra lễ hội bà Thu Bồn lớn nhất là ở làng Thu Bồn.

Ý nghĩa lễ hội Bà Thu Bồn Quảng Nam

Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn mang đậm dấu ấn đời sống tín ngưỡng dân gian xưa. Đồng thời, nó cũng thể hiện được khát vọng phồn vinh, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa. Đây cũng là dịp để những bà con gần xa về sum họp, thể hiện sự đoàn kết và biết ơn đối với bà Thu Bồn. Do vậy, sẽ là một sự may mắn lớn nếu như bạn du lịch Hội An và có cơ hội hòa mình trong không khí ngày hội này.

Lễ hội vừa là cơ hội để người dân tỏ lòng thành kính vừa là dịp để lưu giữ văn hóa người xưa
Lễ hội vừa là cơ hội để người dân tỏ lòng thành kính vừa là dịp để lưu giữ văn hóa người xưa

Nét đặc sắc trong lễ hội Bà Thu Bồn ở Quảng Nam

Lễ hội được tổ chức hàng năm và luôn thu hút sự chú ý của đông đảo du khách khi đặt chân đến xứ Quảng. Có được sức hút này là vì lễ hội có nhiều điểm đặc sắc không nơi nào có được như:

Nghi thức long trọng của phần Lễ

Trong phần lễ, các nghi thức được thực hiện một cách trang trọng. Dựa theo lời kể của Ban tổ chức lễ, trong lễ hội sẽ có cúng tiền nhân tiền bối. Sau đó lần lượt đến các phần lễ rước sắc, rước nước và đại tế ở Dinh Bà. Cụ thể:

– Lễ rước sắc: Nghi thức này thường được thực hiện vào ngày 11/2 âm lịch. Có 9 đội hình oai nghiêm, có cờ đại, nhạc cổ, cờ ngũ sắc, trống, đội hình bô lão, phụ nữ, lân…

– Lễ rước nước: Đây là nghi thức sôi động, đặc sắc nhất trong phần lễ. Nghi thức được tiến hành vào sáng ngày 12/2 âm lịch. Hàng trăm người ở xứ Quảng sẽ tiến hành nghi lễ rước nước từ thượng nguồn sông Thu Bồn về tận Dinh Bà.

– Lễ đại tế tại Dinh Bà: Sau khi kết thúc lễ rước nước, người dân địa phương sẽ bắt đầu chuẩn bị vật tế long trọng là 1 con trâu đã được làm sạch, phết huyết đỏ thắm, 1 mâm xôi trắng lớn và các loại bánh trái để dâng lên Bà Thu Bồn.

Lễ rước sắc với sự tham dự của đông đảo người dân
Lễ rước sắc với sự tham dự của đông đảo người dân

Các hoạt động tại phần Hội

Kết thúc phần lễ sẽ có một tiếng trống báo hiệu để chuyển sang phần hội. Lúc này, người dân phố cổ Hội An cùng với các du khách được phép hòa mình trong bầu không khí sôi động, tiếng nhạc xầm xình và hàng trăm các hoạt động vui chơi khác.

Các hoạt động văn hóa thể thao nổi bật trong phần hội thường là: hô hát bài chòi, hát hò khoan, thả hoa đăng, kéo co, thi đấu bóng đá, bóng chuyền… Hoạt động đặc sắc trong phần hội là đua thuyền trên sông Bà Thu Bồn và thả hoa đăng vào lúc tối muộn. 

Có rất nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức ở lễ hội
Có rất nhiều hoạt động vui chơi được tổ chức ở lễ hội

Ngoài vui chơi, các bạn cũng sẽ được người dân chào mời thưởng thức những món đặc sản ở xứ Quảng. Ví dụ như gỏi cá mòi, mì Quảng, cháo lươn, chè bắp….
Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, lễ hội thường rất đông người tham gia và có nhiều thành phần trong đó. Vì thế, các bạn phải luôn có ý thức bảo vệ bản thân, cất giữ tài sản cá nhân thật cẩn thận để tránh bị trộm cắp nhé!

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên mang theo máy ảnh để check in Hội An và ghi lại những khoảnh khắc đắt giá trong buổi lễ này! Tin rằng, mãi về sau những hồi ức đó sẽ khiến cho bạn cảm thấy biết ơn và vui vẻ khi nhớ đến.

Có thể bạn quan tâm: Tour Đà Nẵng – Tour Cù Lao Chàm – Tour Huế 1 ngày từ Đà Nẵng giảm sốc!!!!

Những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại Hội An

Ngoài lễ hội Bà Thu Bồn thì du khách cũng nên dành thời gian tìm hiểu về các lễ hội truyền thống khác ở Hội An như:

Lễ tế Cá Ông: Đây là một trong những lễ hội được vinh danh là Di sản văn hóa thế giới. Lễ hội Cá Ông được tổ chức ở làng Ông. Đối với những ngư dân ở đây thì đây là ngày lễ quan trọng để họ tỏ lòng biết ơn với Cá Ông và cầu mong một năm mới bình an, hạnh phúc, thuận lợi làm ăn, đời đời ấm no.

Lễ vía Bà Thiên Hậu: Lễ tục truyền thống này đã có từ lâu đời. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ và suy tôn bà Thiên Hậu. Đồng thời, đây cũng là dịp để người dân địa phương giới thiệu văn hóa đến với du khách và thể hiện tính gắn kết giữa 2 dân tộc Hoa – Việt.

Lễ vía bà Thiên Hậu - ngày lễ lớn của người dân phố Hội
Lễ vía bà Thiên Hậu – ngày lễ lớn của người dân phố Hội

Giỗ Tổ nghề Yến: Lễ hội thể hiện nét văn hóa tâm linh của người dân Cù Lao Chàm, được tổ chức vào 10/3 âm lịch hàng năm. Thông qua lễ hội, người dân ở đây bày tỏ sự biết ơn đối với các bậc tiền nhân có công khai phá nghề Yến. Đồng thời, họ cũng cầu mong Yến được mùa và luôn cho người dân cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Lễ Cầu Bông: Lễ hội được tổ chức ở thôn Trà Quế. Đây chính xác là một ngày lễ quan trọng đối với người nông dân ở làng nghề truyền thống – Làng rau Trà Quế. Ý nghĩa của ngày lễ này là cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa, rau được mùa, không bị sâu phá hoại.

Lời Kết

Hơn 300 năm qua, lễ hội Bà Thu Bồn vẫn luôn được người dân xứ Quảng tổ chức thường niên và coi trọng ngày lễ này! Các nghi thức cũng như vật tế cho lễ hội qua các năm đều có sự thay đổi theo hướng tích cực nhưng cơ bản vẫn giữ được nét văn hóa xưa. Nếu đến mùa lễ hội ở xứ Quảng, các bạn đừng quên tham gia vào ngày lễ thú vị này nhé!

2/5 - (3 bình chọn)
Bài viết liên quan