Lễ hội vía Bà Thiên Hậu từ lâu đã thu hút hàng triệu lượt khách tham dự. Lễ hội này cũng được xem là điểm nhấn độc đáo của du lịch Hội An mà du khách thập phương không thể bỏ lỡ. Hãy cùng Tour Đà Nẵng tìm hiểu kỹ hơn về lễ hội này nhé!
Tìm hiểu truyền thuyết Bà Thiên Hậu
Tương truyền, Bà Thiên Hậu sống ở Phúc Kiến, dưới thời Tống. Bà là một người biết các phép thuật thần thông, có tài đoán mưa gió và bão lũ.
Sau khi mất, linh hồn của bà vẫn hiển linh. Điều này giúp cho ngư dân vùng biển nhiều lần thoát nạn. Cũng chính vì lẽ đó mà bà Thiên Hậu được người dân ở biển đảo tôn thờ như một vị thần. Người dân cho rằng, bà đã luôn âm thầm giúp đỡ, phù hộ cho bao đời con cháu ngư dân, vượt sóng gió biển khơi, đánh bắt may mắn và trở về bờ bình an.
Nguồn gốc Lễ vía Bà Thiên Hậu
Lễ hội vía Bà Thiên Hậu bắt nguồn từ các tín ngưỡng của người dân, thương nhân buôn bán người Hoa. Trước đây, các thương nhân người Hoa đã dùng thuyền để vượt biên và đến các vùng đất liền khác nhau để buôn bán.
Quá trình di chuyển và buôn bán tuy gặp nhiều thiên tai nhưng mỗi lần gặp khó khăn, họ cầu nguyện sự giúp đỡ của bà Thiên Hậu thì đều được cứu giúp. Sự tín ngưỡng bà Thiên Hậu đã giúp họ thoát nạn, thuận buồn xuôi gió. Để bày tỏ sự biết ơn và lòng tôn kính của mình, các thương nhân người Hoa đã truyền tai nhau việc tổ chức lễ vía bà Thiên Hậu. Truyền thống này đã được người dân miền biển nước ta tiếp nhận và tổ chức lễ vía hàng năm
Ý nghĩa của Lễ via Bà Thiên Hậu Hội An
Đã bao giờ bạn tìm kiếm các thông tin du lịch Hội An và tìm hiểu về ý nghĩa của ngày lễ hội vía bà THiên Hậu? Dựa theo lời của người dân phố cổ Hội An thì lễ hội này tượng trưng cho tín ngưỡng tâm linh thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Người dân tổ chức ngày lễ với ước mong một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và tỏ lòng biết ơn với Thiên Hậu. Mặc dù, lễ hội mang đậm sắc thái của người Hoa nhưng nó vẫn chứa nhiều điểm phù hợp với đời sống tâm linh của người Việt. Do đó, lễ vía này được đông đảo người dân, du khách Việt hưởng ứng, tham gia.
Phần lễ vía Bà Thiên Hậu hiện tại cũng đã và đang góp phần không nhỏ trong việc tăng cường tính đoàn kết, gắn bó của 2 dân tộc Việt và Hoa. Do vậy, ban tổ chức lễ hội vẫn đều đặn tổ chức hàng năm và không ngừng phát huy những giá trị của lễ vía.
Thời điểm diễn ra Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu
Lễ vía Thiên Hậu Thánh Mẫu được tổ chức vào ngày 23/3 hàng năm. Người dân địa phương cũng như khách du lịch ở Hội An đổ về hội quán Phúc Kiến, Dương Thương để tận hưởng không khí của lễ hội.
Nếu bạn là khách du lịch theo tour Hội An thì hãy chủ động hỏi thăm người dân về đường đến các hội quán nhé! Người dân phố Hội rất thân thiện và luôn có lời mời các du khách tham gia vào lễ vía. Thế nên, các bạn đừng ngại mở lời nhé~
Tìm hiểu nghi thức quan trọng trong Lễ vía Bà Thiên Hậu Hội An
Cũng giống như đại đa số các lễ hội khác, lễ hội vía Bà Thiên Hậu được chia làm 2 phần chính là phần lễ và phần hội. Các nghi thức ở 2 phần lễ hội được tổ chức theo trình tự rõ ràng và có sự tham gia của đông đảo người dân. Cụ thể:
Lễ mộc dục
Lễ mộc dục hay còn được gọi với cái tên khác là tắm tượng. Người dân phố Hội cho rằng, đây là nghi thức dùng để phủi đi những lớp bụi thời gian, thay xiêm y mới. Họ sẽ dùng nước sạch, khăn mới lau chùi các bức tượng. Sau đó, họ thay áo choàng và các đồ trang sức mới cho bức tượng.
Phần lễ
Tiếp sau lễ mộc dục chính là phần lễ cúng chay. Lễ vật cúng ta được người dân lựa chọn cho ngày lễ này được coi là tinh hoa trong lương thực của họ. Có thể kể đến các lễ vật điển hình như: heo quay, bộ tam sên là cá, thịt, trứng, bánh bao Phúc Kiến, đồ vàng mã, vịt tiềm bát bửu, hoa quả tươi, hương đèn…
Phần lễ thường chính thức diễn ra vào 9h sáng ngày 23/3 âm lịch. Khởi đầu phần lễ là 3 hồi trống ngân nga du dương vang vọng xa gần. Người đánh trống là những người lão làng, có kinh nghiệm trong việc tổ chức lễ.
Du khách sẽ được chứng kiến khung cảnh trang nghiêm ở hội quán với sự tham gia của rất nhiều người dân. Họ xếp hàng và trật tự trước điện bà Thiên Hậu. Người lớn tuổi, có vai vế và những người có chức tước thường được đứng phía trước.
Nhiệm vụ của những người này là kiểm tra lễ vật và đọc tế văn. Sau khi đọc tế văn xong, con cháu và du khách sẽ tiến hành dâng hương. Các bạn sẽ thấy người dân thực hiện 3 lần quỳ lạy, cầu nguyện xin bà, xin lộc và xin xăm.
Xong xuôi, người đại diện làng sẽ cắm một con dao lên heo quay và cho thêm một chút muối. Cuối cùng, họ tuyên bố phần lễ thành và mở tiệc chiêu đãi cùng với người dân và du khách.
Phần hội
Phần hội là phần cuối cùng trong lễ hội vía bà Thiên Hậu. Đến phần Hội, du khách sẽ được hòa mình trong không khí nhộn, nhịp sôi động và thoải mái tham gia các hoạt động nghệ thuật đặc sắc.
Các bạn sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian, hòa mình trong không khí vui tươi của lễ hội. Đồng thời, bạn cũng sẽ được thưởng thức những món ngon đặc trưng của Hội An như heo quay, bún xào Phúc Kiến và vịt tiềm bát bửu. Phần hội sẽ kéo dài đến đêm, vì thế du khách có thể vui chơi và no say cùng với người dân phố cổ Hội An.
Các lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân Hội An – Quảng Nam
Ngoài lễ hội vía bà Thiên Hậu thì du khách ghé thăm Hội An có thể sắp xếp và tham dự thêm các lễ hội đặc sắc khác như:
– Lễ tế Cá Ông: Lễ hội Cá Ông được xem là một phần lễ hội lớn nhất của ngư dân ở Quảng Nam. Ý nghĩa của ngày lễ này chính là thể hiện sự biết ơn đối với Cá Ông. Người dân cảm ơn Cá Ông đã nhiều lần giúp đỡ họ thoát nạn, thuyền về bến thuận lợi và cả làng cá hưng thịnh từ trước đến nay.
– Lễ hội Bà Thu Bồn: Đây là lễ hội đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội mang đậm các dấu ấn về tín ngưỡng dân gian đối với dòng sông Thu Bồn. Đồng thời, nó cũng thể hiện được mong cầu của người dân về một mùa vụ bội thu.
– Giỗ Tổ nghề Yến: Phần lễ hội mang đậm ý nghĩa tri ân đối với các bậc tiền nhân đã có công khai phá và phát triển nghề Yến sào. Thông qua phần lễ này, người dân cũng cầu nguyện một năm mới ngư dân được bảo bọc, con cháu đời sau tiếp nối nghề của ông cha.
– Lễ Cầu Bông: Được biết đến là lễ hội mở đầu cho một năm mới. Nó thể hiện các nét độc đáo về văn hóa của người dân ở xứ Quảng. Lễ hội thành công tạo được sự gắn kết giữa những người trong cùng một làng với nhau.
Lời Kết
Có thể thấy rằng, lễ hội vía bà Thiên Hậu thể hiện nét văn hóa độc đáo của ngư dân. Tham dự lễ hội, bạn không chỉ biết được các truyền thuyết xưa mà còn có cơ hội hiểu thêm về các nét văn hóa, tâm linh mới lạ ở đây! Vì vậy, nếu có cơ hội du lịch theo tour Hội An , Quảng Nam thì du khách đừng quên dành thời gian tham dự lễ vía này nhé!
Xem thêm: