Lễ hội Long Chu – Lễ hội quan trọng của người dân xứ Hội

Lễ hội Long Chu được biết tới là lễ hội truyền thống của người dân đất Hội. Lễ hội cũng đã sớm được đưa vào nét văn hóa đặc sắc ở Việt Nam và hấp dẫn hàng triệu khách du lịch tham gia khi du lịch Hội An.

Đôi nét về Lễ hội Long Chu Hội An

Nếu đến Hội An vào đúng ngày lễ hội Long Chu, các du khách đừng ngần ngại, hãy dành thời gian hòa vào biển người và tham dự các nghi lễ đặc sắc nhé!

Nguồn gốc lịch sử Lễ rước Long Chu

Long Chu được người dân phố Hội giải thích là chiếc thuyền mô phỏng giống hình rồng. Đây là phương tiện để chở vua đi ngự lãm hay tuần du.

Dựa theo các câu chuyện trong dân gian, ôn hoàng và dịch lệ là những yếu tố gây hại cho con người. Vậy nên, người dân đã tạo ra chiếc thuyền rồng để làm nên Long Chu, chuyên chở thần, tướng, tống khứ ôn hoàng, thủy quái, dịch lệ. Để từ đó, mang những điều tốt đẹp nhất đến cho người dân nơi đây.

Lễ hội Long Chu được tổ chức thường niên
Lễ hội Long Chu được tổ chức thường niên

Lễ hội Long Chu ở Hội An cũng được hình thành dựa trên cơ sở này. Long Chu ở phố Hội thường được người dân làm bằng sườn tre và phết giấy phẩm xanh, đỏ. Đầu thuyền, đuôi thuyền đều được làm đủ đầy sừng, râu, vảy, kỳ của rồng. Phía hông bên trái của Long Chu còn được người dân buộc thêm một chiếc dầm lái. Phía trước thuyền buộc thêm dầm mũi. 4 góc thuyền sẽ có 4 hình nhân cầm dầm lái và 1 hình nhân đặt chính giữa thuyền.

Trên Long Chu sẽ lần lượt cắm 4 lá cờ. Ở giữa có lồng che, phướn. Hông thuyền được nâng lên bởi 4 người. Trong lễ hội Long Chu, Long Chu sẽ được rước từ cổng đình, qua các thôn xóm và dừng ngay bên sông. Cuối cùng, người dân sẽ đốt Long Chu ở giữa sông.

Ý nghĩa Lễ hội Long Chu Hội An

Lễ hội Long Chu thường được tổ chức với mục đích là trừ khử tà ma, dịch bệnh và thể hiện nét văn hóa của cộng đồng người dân nông nghiệp ở phố Hội. Lễ hội Long Chu luôn có sự kết hợp đồng thời giữa Phật, Đạo giáo và tín ngưỡng dân gian xưa. 

Ngày lễ mang ý nghĩa văn hóa lớn
Ngày lễ mang ý nghĩa văn hóa lớn

Mặc dù có một số điểm hạn chế nhưng lễ hội vẫn thắp lên những ước mơ lớn lao của người dân. Đồng thời, nó cũng thể hiện được sự đoàn kết, hòa đồng của cộng đồng người. Lễ hội cũng là sự kết hợp sáng tạo của cư dân nông nghiệp Hội An. Vì vậy, cho đến nay ngày lễ này vẫn được nhà nước khuyến khích phát huy, lưu giữ các mặt tốt.

Xem thêm: Tour Cù Lao Chàm | A – Z Lịch trình khám phá 2 ngày 1 đêm 

Thời điểm tổ chức Lễ hội rước Long Chu

Lễ hội Long Chu thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Địa điểm tổ chức là các làng biển quanh phố cổ Hội An. Hoặc lễ hội cũng được tổ chức ở đình làng, nhà trụ sở chính quyền, thôn, ấp

Tìm hiểu nghi thức quan trọng của Lễ hội Long Chu Hội An

Du lịch Hội An, nếu được một lần hòa mình trong không khí lễ hội Long Chu bạn sẽ rất bất ngờ bởi sự độc đáo của ngày lễ. Các nghi thức trong ngày lễ này cũng được tổ chức theo một cách riêng. Cụ thể:

Phần lễ

Phần lễ đầu tiên của lễ hội Long Chu là cáo thần. Phần này được tổ chức vào khung giờ Tý (12h – 2h sáng). Các lễ vật được chuẩn bị có phần đơn sơ, chủ yếu là hương đăng trà quả. Đến giờ Mão (6h – 8h sáng), mọi người sẽ bắt đầu làm lễ tế thần. Trong phần lễ này, các thầy sẽ đọc văn tế và biểu diễn nhạc lễ.

Phần lễ của ngày hội diễn ra linh đình
Phần lễ của ngày hội diễn ra linh đình
Các nghi thức lễ được tổ chức long trọng
Các nghi thức lễ được tổ chức long trọng

Đến khoảng giờ Thìn, lễ cúng Long Chu chính thức diễn ra. Thầy cúng sẽ quay đầu Long Chu ra phía cổng, đọc bài chú riêng. Ở giữa mỗi một đoạn chuyển chú sẽ gõ lệnh bài hương án. Những thầy cúng phụ thì điểm nhạc, đọc kinh và lần lượt dâng các lễ vật theo lời thầy cúng chính.

Phần lễ kết thúc ở đình sẽ chuyển sang phần rước Long Chu. Long Chu được người dân đưa rước tới các nơi đã trấn yểm hôm trước. Những thầy cúng sẽ bắt đầu đọc kinh, giật khăn trấn yểm. Tới tối, người trong làng sẽ bắt đầu dùng đến roi quất khắp mọi ngõ đường, đốt lửa sáng rực trời. Mục đích của việc làm này là chờ Long Chu đến. 

Họ thường đốt pháo, quảng roi vào Long Chu. Sau đó, giật bùa về dán ở các ngõ ngách. Khi tới giờ Hợi, đám rước Long Chu sẽ tới bên sông, thả Long Chu xuống. Khi Long Chu di chuyển ra giữa sông, phần dầu lạc làm đèn sẽ cháy sáng và trôi xa ra biển.

Phần hội

Sau khi kết thúc phần lễ, lễ hội Long Chu sẽ được chuyển sang phần hội. Ở phần này, có khá nhiều trò chơi giải trí được tổ chức như hát bội, hò khoan, xô cộ. Đồng thời với đó là những trò chơi dân gian đặc sắc khác. Phần lễ hội trong ngày này thường diễn ra tới tận đêm khuya và được sự ủng hộ của đông đảo người dân. Từ già đến trẻ, ai nấy đều thích thú và tham gia vào các hoạt động vui chơi.

Phần Hội được tổ chức khá kỹ lưỡng

Phần hội diễn ra đến tận đêm khuya
Phần hội diễn ra đến tận đêm khuya 

Bạn cũng đừng quên hòa mình trong không khí đó nhé! Những trải nghiệm này thực sự sẽ luôn là âm hưởng khiến bạn nhớ mãi không quên đất Hội!

Xem thêm: Tour Hội An | Kinh nghiệm chọn tour du lịch bạn nên bỏ túi ngay

Các lễ hội nổi tiếng được diễn ra hằng năm tại Hội An

Ngoài lễ hội Long Chu thì ở Hội An cũng còn nhiều ngày hội khác như:

Lễ vía Bà Thiên Hậu: Diễn ra vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hàng năm. Lễ hội vía bà Thiên Hậu được tổ chức với mục đích chính là tưởng nhớ tới bà Thiên Hậu – vị thần đã phù hộ cho người dân phố Hội năm thuận hòa, làm ăn phát đạt, gia đình an yên. 

Lễ hội Bà Thu Bồn: Diễn ra vào ngày 12 – 2 âm lịch hàng năm. Lễ hội này được tổ chức để tưởng nhớ đến Bà Thu Bồn – người có công trong việc sáng lập nghề nông, ngư nghiệp và phù trợ cho người dân nơi đây. Lễ vía này thường được tổ chức với nhiều hoạt động như thi hát, chơi kéo co, chơi cờ người…

Giỗ Tổ nghề Yến: Ý nghĩa của ngày lễ là tưởng niệm và tri ân những bậc tiền bối đã có công khai phá ra nghề Yến Sào. Đồng thời, thông qua ngày lễ để tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên của biển đảo.

– Lễ Cầu Bông: Được tổ chức ở làng rau Trà Quế. Mục đích là bày tỏ lòng biết ơn đối với bậc tiền nhân. Ghé thăm lễ hội này, bạn sẽ được tự mình hóa thân thành người nông dân đích thực. Ngoài ra, bạn còn được trổ tài nội trợ qua cuộc thi trang trí rau củ…

Lễ hội Cá Ông: Có ý nghĩa vô cùng lớn đối với người dân miền biển. Qua ngày lễ, người dân sẽ bày tỏ sự biết ơn đối với Cá Ông và cầu mong năm mới, ngư dân ra khơi trở về an toàn, đánh bắt được nhiều hải sản.

Lời Kết

Lễ hội Long Chu từ lâu đã trở thành một ngày lễ truyền thống ở phố Hội. Đồng thời cũng là tín ngưỡng thờ cúng tâm linh mà ai nấy ở Hội An cũng hết lòng thành kính, phụng sự. Nếu bạn có kế hoạch ghé thăm Hội An, Tour Đà Nẵng có lời khuyên rằng, hãy đến khám phá các lễ hội đặc sắc ở đây nhé!

Rate this post
Bài viết liên quan