Khám phá các lễ hội ở Hội An nổi tiếng được diễn ra hàng năm

Nếu bạn du lịch đúng vào dịp các lễ hội ở Hội An được tổ chức thì không chỉ được chiêm ngưỡng toàn vẹn nét đẹp cổ kính của Hội An thành mà còn được hòa trong không khí náo nhiệt. 10 lễ hội dưới đây là dịp để bạn tìm hiểu về văn hóa truyền thống ở Hội An và có nhiều trải nghiệm thú vị nhất!

Lễ vía bà Thiên Hậu

Lễ hội ở Hội An đầu tiên được nhắc đến trong danh sách này là lễ vía bà Thiên Hậu. Đây là ngày lễ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Lễ hội vía bà Thiên Hậu được tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch mỗi năm.

Ý nghĩa của lễ hội này là bày tỏ sự tưởng nhớ, biết ơn của người dân Hội An đối với bà Thiên Hậu. Người dân bày tỏ sự thành kính đối với bà Thiên Hậu vì trong suốt năm qua đã cho mư thuận gió hòa, thương lái làm ăn yên ổn, bình an trở về.

Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức thường niên
Lễ vía bà Thiên Hậu được tổ chức thường niên

Trong ngày lễ, chủ trì sẽ đọc bài diễn văn bằng tiếng Hoa để ca ngợi các công lao của bà Thiên Hậu. Sau đó, họ sẽ dâng hương và làm tốt các phần lễ. Sau phần lễ sẽ là phần hội, gồm có múa lân, văn nghệ, xin xăm, quẻ…

Địa điểm tổ chức lễ hội vía bà Thiên Hậu thường là ở hội quán Phúc Kiến. Dành cho những ai chưa biết thì đây là hội quán được xây dựng bởi người Hoa và là địa điểm tụ họp của rất nhiều người Hoa xưa cũng như các du khách khi ghé thăm Hội An thành.

Lễ vía bà Thu Bồn Hội An

Lễ hội bà Thu Bồn được tổ chức vào ngày 12/2 âm lịch mỗi năm. Địa điểm tổ chức lễ hội ở Hội An này là huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Lễ hội đã được người dân tổ chức cách đây hàng trăm năm và là nét văn hóa không thể thiếu trong những năm nay.

Lễ vía bà Thu Bồn có sự tham gia của đông đảo du khách
Lễ vía bà Thu Bồn có sự tham gia của đông đảo du khách

Lễ hội này được tổ chức khá đơn giản nhưng cũng không kém phần linh thiêng. Các hoạt động truyền thống thường được tổ chức trong ngày lễ gồm có thi làm bánh, hát đối đáp, chơi cờ người, kéo co…

Những hoạt động này mỗi năm đều thu hút đông đảo khách tham gia và trải nghiệm các trò chơi dân gian. Ý nghĩa của ngày lễ này chính là tưởng nhớ bà Thu Bồn và ca ngợi những công lao của bà. Bà Thu Bồn đã có công trong việc phát triển nghề nông, ngư nghiệp và phù hộ cho người dân làm ăn thuận lợi.

Tết Nguyên Tiêu Hội An

Tết Nguyên Tiêu là lễ hội được tổ chức vào ngày rằm tháng Giêng hàng năm. Ý nghĩa của lễ hội ở Hội An này là cầu chúc cho năm mới thịnh vượng, an lành. Đồng thời, người dân còn cho rằng, vào ngày lễ này, các quan trên sẽ ban phước lành đến với mọi người. Vì vậy, việc tổ chức ngày lễ sẽ giúp họ có thêm nhiều may mắn hơn trong năm mới.

Một trong những hoạt động ý nghĩa ngày Tết nguyên tiêu ở Hội An
Một trong những hoạt động ý nghĩa ngày Tết nguyên tiêu ở Hội An

Trong ngày tết, người dân phố Hội sẽ tập trung thực hiện các nghi lễ cúng bái, giải hạn, cầu bình an. Bên cạnh đó, họ cũng thực hiện các hoạt động lễ hội thú vị như bịt mắt đánh trống, đập niêu, đi cầu khỉ…

Các trò chơi dân gian trong những ngày lễ này được tổ chức liên tục cả ngày lẫn đêm. Ở khắp khu phố đi bộ Hội An, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh người dân đang thay nhau chơi trò chơi và cầu chúc năm mới an lành.

Đây chắc chắn là một điểm nhấn và thu hút nhiều du khách tham gia khi đến Hội An vào thời điểm lễ hội được tổ chức. Nếu bạn cũng có dịp ghé thăm phố Hội vào tết Nguyên tiêu thì đừng quên hòa mình trong không khí vui tươi đó nhé!

Khám phá lễ hội Đèn lồng Hội An – Lung linh sắc màu đặc trưng của phố Hội

Lễ tế Cá Ông tại làng chài Hội An

Trong số các lễ hội ở Hội An thì lễ tế Cá Ông được xem là lớn nhất, quy mô đầu tư cho ngày lễ vô cùng rộng rãi. Lễ hội Cá Ông được tổ chức vào giữa tháng 3 âm lịch mỗi năm. Ý nghĩa của ngày lễ này là tỏ lòng biết ơn đối với Cá Ông đã cho người dân một mùa đánh bắt bội thu. Đồng thời, thông qua ngày lễ, người dân cũng cầu mong Cá Ông tiếp tục phù hộ cho sóng yên biển lặng để ngư dân trở về an toàn sau mỗi chuyến đi.

Quy mô ngày lễ vô cùng lớn
Quy mô ngày lễ hội ở Hội An vô cùng lớn

Trong ngày lễ hội này, người dân sẽ tiến hành dâng đồ tế lễ (không bao gồm các loại hải sản). Các tàu thuyền được trang trí với nhiều đèn lồng sáng rực và đẹp mắt. Lễ hội sẽ bắt đầu ngay trong đêm và rạng sáng hôm sau thì mọi người sẽ rước Cá Ông trên biển.

Nếu đặt chân tới Hội An lúc này, các du khách sẽ luôn có cơ hội hòa mình vào trong đoàn rước Cá Ông. Bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng của phần lễ và sự nhộn nhịp, vui vẻ khi phần hội mở ra.

Lễ hội thả đèn hoa đăng ở Hội An

Lễ hội thả đèn hoa đăng ở Hội An thường được tổ chức vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Tên gọi khác của ngày hội này là lễ Vu Lan báo hiếu. Đây không chỉ là một lễ hội truyền thống ở phố Hội mà còn là một lễ hội lớn được tổ chức khắp đất nước Việt Nam. 

Lễ hội thả đèn hoa đăng tỏ ý với đấng sinh thành
Lễ hội thả đèn hoa đăng tỏ ý với đấng sinh thành

Nguồn gốc của ngày lễ hội ở Hội An này bắt nguồn từ sử sách Đức Phật. Trong sử sách đó ghi lại rằng, Đức Phật đã giúp đỡ cho các đệ tử Mục Liên cứu mẹ đẻ khỏi kiếp bị quỷ đày. Từ đó, ngày 15/7 âm lịch hằng năm được xem là ngày lễ để các con cháu tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, ông bà.

Ở Hội An, lễ hội được tổ chức rất lớn. Vào đúng 7h tối, người dân sẽ hưởng ứng hoạt động tắt điện và thả đèn hoa đăng bên sông. Điều này tạo nên một khung cảnh rực rỡ và hết mực bình yên cho cả khu phố Hội.

Đối với những người Việt Nam nói chung và người dân phố Hội nói riêng thì đây là một trong số những phần lễ mang ý nghĩa lớn lao. Họ thể hiện được tấm lòng trân quý của mình với cha mẹ, ông bà. Đồng thời, họ cũng đã góp phần xây dựng được nét đẹp văn hóa truyền thống cho nước nhà qua các thế kỷ.

Lễ hội Cầu Bông

Lễ hội Cầu Bông cũng là một trong những ngày lễ hội ở Hội An nức tiếng. Được biết, đây là ngày lễ thường được tổ chức vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, người dân phố Hội sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với những vị tiền nhân đã xây dựng ra làng rau Trà Quế. Đây là một trong những ngôi làng nghề truyền thống có tuổi đời lâu nhất ở phố Hội.

Lễ hội Cầu Bông ở làng rau Trà Quế
Lễ hội Cầu Bông ở làng rau Trà Quế

Du lịch Hội An và tham gia vào ngày lễ này, du khách sẽ được hóa thân thành những người nông dân thực thụ. Bên cạnh việc trồng rau thì bạn cũng có thể trải nghiệm các hoạt động khác như thu hoạch nông sản, trổ tài khéo tay trang trí, bày biện rau củ… 

Lễ hội Cầu Bông từ trước đến nay vẫn luôn được xem là nét văn hóa nổi bật ở phố Hội. Đồng thời, nó cũng là cầu nối giữa người dân và khách du lịch. Từ đó, giúp cho khách du lịch hiểu hơn về làng nghề, thêm yêu các hoạt động truyền thống ở đây và trở lại khám phá đất Hội An nhiều lần sau đó.

Show ký ức Hội An được công nhận là show diễn thực cảnh lớn nhất thế giới

Lễ rước Long Chu Hội An

Nhắc đến các lễ hội ở Hội An không thể không kể đến lễ rước Long Chu. Tương truyền rằng, thuyền rồng xưa kia chỉ dành cho vua chúa, thần tướng dùng trong ngự lãm, đi tuần. Lễ hội Long Chu mang ý nghĩa là rước vua chúa về đất, xua đuổi tà ma, bảo vệ cho người dân trên phố luôn bình an, hạnh phúc.

Độc đáo lễ rước Long Chu
Độc đáo lễ rước Long Chu

Thuyền rước Long Chu được làm kỳ công từ tre và trang trí đầy đủ các hình ảnh đầu rồng, đuôi rồng. Sau đó, người ta sẽ buộc hình nhân và cắm cờ, lọng lên trên thuyền. Long Chu đẹp hay không có sự phụ thuộc nhiều vào bàn tay khéo léo của các nghệ nhân.

Thông thường, việc làm Long Chu sẽ được đảm nhiệm bởi các nghệ nhân lâu năm và có kinh nghiệm trong nghề. Lễ rước Long Chu sẽ diễn ra vào 2 dịp trong năm là rằm tháng giêng và rằm tháng 7. Theo lý giải của người dân thì đây là 2 thời điểm có sự giao thoa mạnh giữa các yếu tố tâm linh.

Lễ hội Long Chu sẽ được các thầy đảm nhận phần lễ. Người dân sẽ chịu trách nhiệm đốt pháo chờ Long Chu được rước đến rồi giành lấy phần bùa đem về treo trước cửa nhà xua đuổi tà ma.

Nếu bạn đi theo Tour Hội An chắc chắn sẽ được các hướng dẫn viên cung cấp nhiều thông tin kỹ hơn về lễ hội này. Nói một cách ngắn gọn thì đây đích thực là một lễ hội tâm linh mà du khách nếu có dịp, nhất định đừng bỏ lỡ.

Lễ giỗ tổ nghề Yến Hội An

Cù Lao Chàm không chỉ nổi danh là một hòn đảo đẹp mà còn được biết đến là nơi có nghề khai thác yến đặc biệt. Yến ở Cù Lao Chàm có chất lượng cao, không thua kém bất cứ nguồn yến ở nơi nào.

Lễ giỗ tổ nghề Yến được tổ chức vào ngày 9 – 10/3 âm lịch hằng năm. Ý nghĩa của ngày lễ hội ở Hội An này là tưởng niệm, tri ân tất cả các bậc tiền bối đã có công trong việc khai tạo nghề Yến Sào và bày tỏ sự cầu mong biển trời phù hộ cho người dân làm ăn tấn tới trong năm mới. Thông qua lễ hội, người làm nghề Yến cũng sẽ có dịp để tự hào với du khách và tăng ý thức ảo vệ nguồn tài nguyên trên biển đảo này.

Lễ có sự tham dự của các ban quản lý
Lễ có sự tham dự của các ban quản lý tỉnh

Lễ hội giỗ tổ nghề Yến còn là sự kiện văn hóa du lịch quan trọng. Thông qua lễ hội, nghề truyền thống của ngư dân sẽ được quảng bá rộng rãi đến với du khách thập phương. Trong ngày lễ, ngoài phần tế thì phần hội cũng thu hút sự chú ý của nhiều du khách.

Các hoạt động thú vị được tổ chức trong ngày lễ gồm có đua ghe ngang, kéo co trên biển, hát bài Chòi, chợ ẩm thực, tham quan Cù Lao Chàm… 

Lễ hội múa rối nước ở Hội An

Nhắc đến lễ hội ở Hội An đặc sắc phải kể ngay đến lễ hội múa rối nước. Múa rối nước ở phố Hội không chỉ lưu lại tinh thần, bản sắc của loại hình nghệ thuật này. Dựa theo chia sẻ của những người dân nơi đây thì qua lễ hội, khán giả còn có nhiều trải nghiệm thú vị và thêm yêu mảnh đất phố Hội.

Lễ múa rối được nhiều du khách yêu thích
Lễ múa rối được nhiều du khách yêu thích

Các tiết mục biểu diễn trong ngày lễ này được đầu tư một cách công phu. Từ nội dung kịch bản, dụng cụ, hiệu ứng âm thanh đến ánh sáng đều  được ban tổ chức chuẩn bị kỹ lưỡng.

Các tiết mục nổi bật trong ngày lễ gồm có Tễu giáo trò, múa rồng, đua thuyền, múa bát tiên,… 

Lễ hội làng gốm Thanh Hà

Lễ hội ở Hội An cuối cùng mà Tour Đà Nẵng muốn nhắc đến trong bài viết này là lễ hội làng gốm Thanh Hà. Ngày lễ này thường được tổ chức vào 10/7 âm lịch. Ý nghĩa của ngày lễ này là tri ân các bậc nghệ nhân đã làm gốm và góp công sức trong việc xây dựng làng nghề Thanh Hà.

Lễ hội làng gốm Thanh Hà được biết đến không chỉ là một ngày lễ mang đậm các nét đẹp văn hóa. Mà ngày lễ này còn mang tính giáo dục thế hệ lớn lao. Giáo dục rằng, các thế hệ sau nhất định phải bảo vệ và tiếp tục giữ gìn truyền thống tốt đẹp này.

Nghi thức rước thần chủ
Nghi thức rước kiệu thần chủ

Các du khách đến Hội An, tham gia vào ngày lễ sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến nghi lễ rước kiệu thần chủ. Nghi lễ này được tổ chức kéo dài khắp các ngả đường của làng, bắt đầu từ miếu Nam Diêu về dinh Thanh Chiếm. Sau khi kết thúc phần lễ, các hoạt động lễ hội sẽ được khai mở như múa lân, chơi trò chơi dân gian…

Tour Đà Nẵng City đã giúp bạn tổng hợp 10 lễ hội ở Hội An đặc sắc và ý nghĩa nhất. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp bạn có thêm nhiều bí kíp hay để có chuyến du hí tới đất Hội ý nghĩa nhất nhé! 

Rate this post
Bài viết liên quan